Sách hay Phật Giáo Văn học

Hiểu về Trái Tim

hieu-ve-trai-timdstsv

HIỂU VỀ TRÁI TIM

Tác giả: Minh Niệm

MỤC LỤC
KHỔ ĐAU 

Dù ta có tài năng đến đâu, dù ta có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó.

Chỉ là bất như ý

Người ta vẫn thường nói rằng nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thật ra, người nghèo có nỗi khổ của người nghèo mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên mới khổ. Còn người giàu lại sợ bấy nhiêu tìa sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ bị kẻ xấu lợi dụng hay hãm hại nên mới khổ. So ra cái khổ của người giàu còn phức tạp và nan giải hơn người nghèo. Phải chi trong xã hội ai cũng như ai, ai cũng sở hữu tài sản như nhau thì chắc chắn ý niệm giàu nghèo sẽ không có. Nhưng điều ấy không bao giờ là thực tế khi con người ngày càng ưa chuộng vật chất và xem đó là điều kiện căn bản của hạnh phúc. Cho nê, nếu ta may mắn không bị cuốn theo quan niệm của xã hội mà thoát ra khỏi ý niệm giàu nghèo, ta thấy sự hưởng thụ vật chất không phải là lý do lớn nhất để ta có mặt ở trên cõi đời này, thì chắc chắn ta sẽ không còn than nghèo khổ nữa.

Người ta cũng thường gọp chung cực với khổ, cực khổ. Nhưng bản thân của sự cực nhọc chưa chắc là đã khổ. Chỉ vì ta kháng cự lại nó, ta muốn mình không phải vất vảvẫn có đầy đu mọi thứ tiện nghi như bao người khác nên ta mới khổ. ta chỉ biết so sánh, đòi hỏi, chứ không chịu tìm hiểu căn nguyên xâu xa tại sao mình lại cơ cực. Chắc ta cũng đã từng chứng kiếng, có những người chỉ cần người thân của họ qua khỏi cơn bệnh hiểm nghèo, dù người thân ấy không thể tiếp tục lao động nữa, thì họ vẫn vui lòng đem hết thân mạng của mình ra để bảo bọc. Có những người làm công tác cứu hộ, họ biết lao vào lửa dữ, chui xuống lòng đất hay đi ngang qua làn tên mũi đạn sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng vì tình thương mà họ không hề xem đó là một nỗi khổ. Có người lại cho rằng cái cực tâm trí mới thật là khổ, vì phải suy tính đủ điều mới gánh vác nổi công việc. Nhưng trong thời buổi kinh tế suy thoái mà còn có công việc để làm, để suy tính, thì đã là điều hạnh phúclắm rồi. Cho nên, cực có trở thành khổ hay không là tùy vào thái độ của mỗi người.

Điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi. Thí dụ, ai đó tát vào mặt ta một cái có thể làm ta rất đau. Nhưng nếu ta biết mình có lỗi rất lớn với người ấy và sẵn sàng đón nhận, thì cái tát đó sẽ không làm ta khổ. Đằng này bằng một thái độ khinh miệt, họ đã “tặng” cái tát để sỉ nhục ta trước mọi người thì ta khổ thật đấy. Làm ăn bị thất bại khiến tiền bạc mất trắng ai mà chẳng đau xót, vì đó là mồ hôi nước mắt mà ta đã chắt chiu gầy dựng suốt bao năm trời. Nhưng từ cái đau ấy đến cái khổ vẫn còn một khoảng cách khá xa, nếu ta biết rõ nguyên nhân thất bại và chấp nhận sự thất bại ấy như một bài học kinh nghiệm. Và có lẽ, cái đau thống thiết nhất của nhân sinh chính là sự chia lìa, nên thường được ví như khúc ruột cắt đứt làm đôi (đoạn trường thương đau). Nhưng nếu ta ý thứcđược chuyện hợp tan là do nhân duyên, biết đây chia lìa lại là cơ hội để hai bên cùng nhìn lại mình để tạo ra cái duyên mới tốt đẹp hơn trong tương lai, thì ta sẽ không còn thấy đo là nối thống khổ nữa. Quả thật, đau và khổ là hai cung bậc cảm xúcrất khác nhau.

Cuộc sống luôn có những điều hợp với ý ta nhưng lại mâu thuẫn với suy nghĩ của người khác, hoặc thỏa mã nhu vầu người khác nhưng lại trái nghịch với sở thích của ta. Ngay với chính bản thân ta cũng có lúc “sáng nắng chiều mưa” mà chính ta còn không hiểu nổi, thì làm sao hoàn cảnh có thể làm vừa lòng ta mãi được. Có những điều trước kia ta ghét cay ghét đắng nhưng bây giờ lại tất yêu thích; có những thứ trước kia ta hết sức say mê nhưng bây giờ lại không muốn nhìn tới nữa; có những vấn đề trước kia ta vốn xem thường nhưng bây giờ lại cảm thấy quá hệ trọng. Giả sử mọi mong muốn của ta đều thành tựu hết thì thử hỏi ta sẽ trở thành cái gì và cuộc đời này sẽ ra sao? Vậy mà ta chỉ biết đòi hỏi, chứ không chịu suy xétnó có thật sự đúng đắnphù hợp với khả năng của ta và hoàn cảnh hiện tại hay không. Rõ ràng cái khổ của ta không hẳn là cái khổ của kẻ khác. Vì thế, hầu hết những nỗi khổ mà ta thương kêu ca chỉ là sự bất như ý mà thôi.

Vậy thay vì than: “Tôi khổ quá!” thì ta hãy nên nói: “Nó bất như ý với tôi quá!”. Cách gọi này chính xác hơn. Nó sẽ đánh động vào ý thức, giúp ta nhìn lại thói quen hay cách phản ứng của mình, thay vì cứ rượt đuổi theo đối tượng khác để đổ lỗi hay trừng phạt. Từ đó, ta sẽ nhận ra quan niệm “đời là bể khổ” chỉ là do cách nghĩ, hay chỉ là định kiến mà thôi.

Giá trị của khổ đau

Ta đừng bao giờ quên rằng ta không phải là một cá thể tồn tại biệt lập. Ta phải luôn chịu sự tương tác của bao nguồn lực xung quanh, từ bạn bè, gia đình, đến xã hội và cả vụ trũ bao la nữa. Dù ta có tài năng đến đâu, dù ta có chuẩn bị kỹ lưỡng đến mức nào, thì những điều bất như ý vẫn cứ xảy ra theo lẽ tự nhiên của nó. Có thành thì phải có bại, có hợp thì phải có tan. Tại sao ta chỉ muốn thành và hợp, còn bại và tan để cho ai? Lúc may mắn sao ta không tự hỏi mình có thật xứng đáng với những thành quả ấy và có nên đón nhận nó hay không? Vậy mà mỗi khi gặp xui rủi thì ta lại khóc than ầm ĩ, đòi hỏi sự công bằng. Ta đã hưởng thụ quá nhiều từ những tặng phẩm của vũ trụ rồi thì lâu lâu bị vũ trụ lấy lại để chia sớt cho kẻ khác, thiết tưởng đó cũng là lẽ tự nhiên chứ đâu có gì là thua thiệt!

Đối với những mất mát quá lớn thì tất nhiên phải cần có thời gian ta mới chấp nhận hoàn toàn được, nên việc phản ứng lại cũng là lẽ thường tình. Nhưng có những điều quá đỗi bình thường, nếu không nói là quá tầm thường mà ta cũng than khổ thì đó là lỗi của ta. Như trời mưa cũng khổ, kẹt xe cũng khổ, bị lỗi hẹn cũng khổ, thức ăn không vừa miệng cũng khổ, chiều cao không như ý cũng khổ, màu già cũng khổ, không ai hỏi thăm cũng khổ, được nhiều người thương cũng khổ… Những nỗi khổ ấy là do nơi hoàn cảnh hay vì lòng tham của ta quá lớn? Hãy bình tâm nhìn lại xem! Không ai có thể làm cho ta khổ được cả, nếu ta có hiểu biết đúng đắn và khả năng chấp nhận đủ lớn. Để có được khả năng chấp nhận rộng lớn, ta cần phải biết thu gọn lại những mong cầu không cần thiết của mình. Ngay cả với những điều được cho là chính đáng, nếu thấy không có nó mà ta vẫn có thể sống vũng vàng và hạnh phúc được, thì ta cũng nên cố gắng khước từ để tâm ta bớt lệ thuộc vào hoàn cảnh. Nhờ vậy, khi hoàn cảnh biến động thì ta vẫn an nhiên bất động.

Ngoài ra, ta cũng nên luyện tập cho mình cách đối mặt với khó khăn, hoặc tự tạo cho mình một cách nghĩ, cách sống đừng quá cầu mong sự an toàn, để cho sức chịu đựng trong ta được lớn mạnh. Ta thấy những đứa trẻ lớn lên trong môi trường được bảo bọc quá đầy đủ, khi bước vào đời không có chút vốn liếng kinh nghiệm nào mang theo để chống chọi với những nghịch cảnh, nên chỉ cần một tác động nhỏ như bị chê bai là chúng dễ dàng choa đảo và muốn bỏ cuộc ngay. Cũng như những loại cây mọc trên đất tơi xốp, trông xanh tươi mơn mởn, nhưng chỉ cần một cơn gió lơn đi ngang qua là gẫy đổ. Còn những loại cây mọc trên đá núi, tuy dáng dấp khẳng khiu nhưng độ bám rất vững vàng. Cho nên, ta không thể cầu nguyện cho cuộc đời đừng xô đẩy mình vào những hoàn cảnh nghiệt nghã, nhưng ta có thể làm cho mình khong bị gục ngã trước dóng gió cuộc đời bằng sự vững chải từ chính trái tim mình.

Để có được trái tim ấy, ta phải biết đặt mình vào trong khuôn khổ của sự đào luyện, chứ không thể do sự ép buộc mà được. Nghĩa là ta vừa phải giới hạn sự hưởng thụ, cũng vừa phải tập đối đầu với mọi nghịch cảnh. Ta đừng vội kêu ca: sống mà không hưởng thụ thì sống để làm gì? Có ai cấm ta hưởng thụ đâu. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó cả. Nếu ta cứ dung dướng cho cái tôi yếu đuối mãi thì đừng hỏi tại sao đời mình cứ khổ đau hoài. Dĩ nhiên, với một người đã có trái tim vững chãi thì bao nhiêu danh lợi cũng không là vấn đề. Họ có đủ bản lĩnh để vượt lên trên danh lợi , hay sử dụng nó một cách hữu ích cho đời. Song, thực tế số người có ý niệm muốn buông bỏ thói quen hưởng thụ rất hiếm, và số người làm được lại vàng hiếm hơn. Nhất là trong tình trạng hiện nay, người ta dám đạp đổ cả thành trì đạo đức để tranh giành quyền lợi, bất chấp mọi hậu quả. Có lẽ vì thế mà đời sống ngày càng nhiều khổ đau hơn. Nó đã trở thành bản trường ca bất tận của con người.

Đúng, khổ đau là một thực tại không thể chối cãi, nhưng đó chỉ là do trình độ cảm nhận của con người. Khổ đau vốn không phải là bản chất đã định sẵn của cuộc đời này. Bởi xét cho cùng thì không có gì là đau khổ cả. Do guồng máy tâm thức trong ta vận hành sai lệch, nên nó đã tạo ra những phản ứng chống đối lại những hoàn cảnh mà nó cho là trái nghịch. Rất may, guồng máy tâm thức ấy là một hợp thể linh động, nên có thể điều chỉnh được. Chỉ cần ta có nhận thức đúng đắn thì mọi cảm xúc trong ta đều không ngừng tương tác với vạn vật, để tâm lý không tiếp tục tạo ra những phản ứng ích kỷ. Đồng thời, ta cần có một khả năng quan sát thật tinh tường về những thói quen mà ta đã tạo dựng từ trong quá khứ đến nay. Tiến trình tháo gỡ những tâm lý tiêu cực ấy chính là tiến trình vượt thoát khổ đau. Nói chung càng bớt tự ái là càng bớt khổ đau. Hết vì cái tôi là hết khổ đau.

Đúng ra, ta cần phải biết ơn khổ đau. Khổ đau vừa giúp ta ý thức được cái gì là hạnh phúc, vùa giúp khả năng chịu đựngtrong ta lớn mạnh, để ta có thể phát tiết hết bản năng sinh tồn tiềm ẩn của mình. Cũng như nếu không bị lạc đường, ta sẽ khó biết mình vốn rất sợ hãi; nếu không bị xúc phạm, ta sẽ khó biết rõ mức độ nóng giận của mình; nếu không bị dối gạt, ta sẽ khó biết mình cũng rất dễ tổn thương; nếu không bị bỏ rơi, ta sẽ khó thấy được tính yếu đuối và dựa dẫm của mình. Chính nhờ bản năng sinh tồn biểu hiện mà ta thấy rõ từng ngõ ngách sâu kín của phiền não tại nên khổ đau. Từ đó, ta biết cách điều chỉnh lại tâm thứcnếp sống của mình, sao cho hài hòa với sự vận hành của vũ trự. Nhờ đó, sự hiểu biếttình thươngtrong ta bừng nở. Ta có thể đi giữ thăng trầm của cuộc đời này một cách thong dong tự tại mà không còn lo sợ những nghịch cảnh bất ngờ.

Có thể nói tâm ta như thế nào thì ta sẽ cảm nhận khổ đau như thế ấy. Vì khổ đau vốn từ tâm sinh ra, mà cũng từ tâm diệt đi.

  Nếu không có khổ đau
 Biết đâu là hạnh phúc
 Nhờ mộng mị hôm nào
 Ta tìm về tỉnh thức.

———————————————————————————————-

Hạnh phúc

Không có cái hạnh phúc nào từ trên trời rơi xuống, cũng không có cái thiên đườngchỉ toàn là hạnh phúc. Bởi ý niệm hạnh phúc chỉ có khi còn người biết cảm nhận khổ đau.

Thỏa mãn cảm xúc

Hạnh phúc luôn là niềm khoa khát lớn nhất của con người. Tùy vào hiểu biết của mỗi người qua từng xã hội và từng thời đại, mà hạnh phúc được quan niệm một cách khác nhau. Những người cứ gặp phải xui rủi triền miên, nên họ quả quyếtrằng trên đời này làm gì có hạnh phúc. Còn những người trẻ thì cứ mơ mộng hạnh phúc chắc hẳn rất tuyện diệu và tin rằng nó chỉ nằm ở cuối con đường mình đang đi. Và hằng bao lớp người đã đi gần hết kiếp nhân sinh mà vẫn đuổi theo hạnh phúcnhư trò chơi cút bắt: có khi tóm được nó thì nó lại tan biến, có khi ngỡ mình tay trắng thì lại thấy nó chợt hiện về. Mặc dù ai cũng mong muốn có hạnh phúc, nhưng khi được hỏi hạnh phúc là gì thì phần lớn mọi người đều rất lúng túng. Họ định nghĩa một cách rất mơ hồ, hoặc chỉ mỉm cười trong mặc cảm.

Chẳng phải ta cũng như bất kỳ người trẻ nào, đã từng cảm thấy thật hạnh phúc khi cầm được mảnh băng tốt nghiệp sau nhiều năm vật lộn với đèn sách đó sao? Thế nhưng, liền sau đó ta lại than phiền phải kiếm được việc làm có nhiều tiền, khiến bạn bè ai cũng nể phục thì mới thật sự hạnh phúc. Rồi cái cảm giác hạnh phúc ấy không ở lại bao lâu, ta lại nghĩ nếu khôngcưới được người mình yêu thì sao gọi là hạnh phúc. Và chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, ta lại trông đứng trông ngồi có một đứa con, rồi thêm đứa nữa cho vui nhà cui cửa, đẹp lòng hai họ. Những ngày thangs hạnh phúc ấy đến rồi đi vội vã, bây giờ ta lại ao ước được dọn ra riêng, được sở hữu một căn hộ đắt tiền thì mới gọi là hạnh phúc trọn vẹn. Rồi khi thấy bạn bè ai cũng chạy xe đời mới, con của họ được học những trường danh tiếng, chức vụ của họ được nhiều người ngưỡng mộ, nên ta lại lo sợ nếu không theo kịp họ thì hạnh phúc mình đang có cũng chỉ là tầm thường, chẳng đáng vào đâu.

Ta cứ bỏ hình bắt bóng, đứng núi này trông núi nọ. Rốt cuộ, ta chẳng biết hạnh phúc là gì cả. Tuy ta cảm nhận được hạnh phúc chính là những cảm giác sung sướng, dễ chịu, thoải mái khi đạt được những gì mình mong muốn, nhưng ta không lý giải được tại sao những cảm giác ấy lại đến rồi đi quá vội vàng. Rồi ta cũng mặc kệ, chẳng buồn tìm hiểu thêm. Ta cứ sống theo thói quen cũ, dốc hết năng lượn để nắm bắt những thứ mà ta tin chắc nếu không có nó thì ta không thể nào hạnh phúcđược. Thật lạ, ta không biết được cái gì ngay trong hiện tại có thể làm cho ta hạnh phúc, thì làm sao ta quả quyết những gì trong tương lai có thể làm cho ta hạnh phúc? Hạnh phúc có phải là vấn đề của thời gian hay không gian không? Hạnh phúc có cần hội đủ những điều kiện tối ưu cho nó không? Chẳng lẽ những người không có những điều kiện ấy thì họ không thể hạnh phúc sao?

Thật ra những điều kiện của hạnh phúc vẫn luân có mặt, chỉ có điều nó không còn hấp dẫn ta nữa thôi. Không phải do nó mất đi tính hữu dụng mà do nhu cầu hưởng thụ của ta đã biến đổi, ta đã mau chóng nhàm chán. Một phần là do bản năng hưởng thụ trong ta quá lớn, một phần là do ta bị tác động sâu đậm bởi tâm thức xã hội. Đôi khi, ta vất vả cả chục năm trời để sắm cho bằng được một món đồ quý giá chỉ vì ta lo sợ nếu không có nó thì đời sống của mình sẽ không được an toàn. hoặc chỉ vì ta muốn chứng tỏ cho mọi người biết mình là ai, chứ ta có tận hường nó được bao nhiêu đâu. Mọi tranh đấu của ta chung quy cũng chỉ để có thật nhiều tiện nghi vật chấttiện nghi tinh thần (danh dự), để thỏa mãn cảm xúc, phục vụ chu cái tôi ham thích hưởng thụ không biết dừng của mình.

Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phúc hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vũng vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng đê nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổng định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người… Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, đừng vì một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời.

Một kẻ khôn ngoan thì không cần chạy thục mạng đến tương lai để kiếm những thứ chỉ đem tới những cảm xúc nhất thời. Họ sẽ dành ra nhiều thời giannăng lượng để khơi dậy và giữ gìn những giá trị hạnh phúc mình đang có. Không cần quá nhiều tiện nghi, chỉ cần sống một cách bình an và cui vẻ là ta đã có hạnh phúc rồi. Ngay khi đời sống chưa mấy ổn định, ta vẫn cóthể hạnh phúc vì thấy mình còn may mắn giữ được thân mạng này. Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, mộ người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người vừa suýt mất đi người thân trong gang tất, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào. Hạnh phúc của họ rất đỗi bình thường: đôi khi chỉ là một hơi thở, một nắm cơm hay một cái nhìn nhau lần cuối. Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai đâu, ta đừng mãi công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiện ngập chứ có bao giờ đủ!

Thỏa mãn ý chí

Khi hay tin người thân đang bị kẹt trong cơn bão tuyết, tuy đang nàm trong nệm ấm chăn êm nhưng ta cũng không tài nào hạnh phúc được. Bấy giờ, ta không cần cái cảm giác sung sướng ấy nữa. Chỉ cần có mặt kịp thời để cứu giúp người thân, dù phải trải qua cái cảm giác lạnh buốt trong bão tuyết thì ta cũng hài lòng. Cũng như những bậc cha mẹ làm việc quần quậtsuốt ngày để kiếm tiền cho con ăn học thành tài. Tuy phải chấp nhận sự mệt nhọc thể xác, nhưng họ vẫn cảm thấy thật hạnh phúc vì đã làm tròn tâm nguyện. Cũng như những người hoạt động chính trị chấp nhận hy sinh để đóng góp vào sự nghiệpgiải phóng dân tộc. Tuy bị khảo tra rất đau đớn nhưng họ vẫn thấy tự hào vì đã thực hiện được lý tưởng. Thế nên, hạnh phúckhông chỉ là những cảm xúc dễ chịu, đôi khi ta phải hy sinh những cảm xúc ấy để đổi lấy thứ hạnh phúc sâu sắc hơn: đó là thỏa mãn ý chí.

Mặc dù thỏa mãn ý chí vẫn còn đứng trên nền tảng phục vụ cái tôi – thực hiện cho bằng được điều mình muốn làm – nhưng đó là sự hưởng thụ rất tinh tế và phải để tâm sâu sắc lắm thì ta mới nhận ra. Nó vượt qua những đòi hỏi tầm thường của thói quen, dốc hết bản năng sinh tồn để chịu đựng, vận dụng tất cả những hiểu biết và kỹ năng luyện tập để xử lý. Vì thế, phẩm chất của nó chắc chắn sẽ bền vững hơn loại hạnh phúc chỉ đơn giản được tạo bằng những cơn cảm xúc. Bởi bản chất của cảm xúc luôn biến đổi không ngừng theo tâm thức và sự chi phối của những đối tượng xung quanh. Tức là, hạnh phúc được thỏa mãn cảm xúc bị điều kiện hóa nhiều hon hạnh phúc khi được thỏa mãn ý chí.

Như vậy khi gặp hoàn cảnh khó khăn, đối đầu với những cảm giác khkoong mấy dễ chịu, thì ta đừng với chống trả. Hãy ý thức là mình đang thực hiện mục đính lớn lao, nên không thể đòi hỏi những tiện gnhie hưởng thụ tầm thường được. Nếu lỡ mức khó khăn của hoàn cảnh lên tới đỉnh điểm, khiến cho cảm giác khó chịu biến thành khổ dâu, thì ta cũng đừng vội bỏ chạy. Chính cái khổ đau ấy sẽ giúp ta nhận ta được giá trị của hạnh phúc. Cũng như đã từng bị đói, ta mới biết cái quý giá của thức ăn; đã từng chịu cái giá rét của mùa đông, ta mới mong đợi nắng ấm về; đã từng bị mất mát chia lìa, ta mới nâng niu từng phút giây đoàn tụ; đã từng trải qua tai nạn thập tử nhất sinh, ta mới yêu thương quá đỗi cuộc đời này. Cho nên ta đừng sợ khổ đau, cũng đùng chia cắt rạch rồi giữa hạnh phúc và khổ đau, vì nếu không có khổ đau thì ta sẽ không biết thế nào là hạnh phúc.

Nên nhớ, ngọc chỉ có trong đó và sen chỉ ở dưới bùn. Ngọc được kết tinh từ sỏi đá, sen được kết tinh từ bùn nhơ. Không thể nào tìm kiếm ngọc ở ngoài đá hay tìm kiếm sen ở ngoài bùn. Cũng vậy, không có cái hạnh phúc nào từ trên trời rơi xuống, cũng không có cái thiên đường nào chỉ toàn là hạnh phúc. Bởi ý niệm hạnh phúc chỉ có khi con người biết cảm nhận khổ đau. Hạnh phúc không thể thiếu khổ đau và cũng không thể tách rời với khổ đau. Vậy còn nơi nào tuyệt diệu hơn cõi đời này, vì nó có cả hạnh phúc lẫn khổ đau!

Hạnh phúc chân thật

Hạnh phúc khi được sống chung với người mình yêu thương thường không còn nguyên vẹn sau đôi ba năm. Hạnh phúc mua được căn nhà như ý thường không kéo dài quá đôi ba tháng. Hạnh phúc được thăng chức thường bị lãng quên ngay sau đôi ba tuần. Hạnh phúc được khen ngợi thường tan thành mây khói chỉ sau đôi ba tiếng. Tồi ta lại khát khao đi tìm và dễ dãi tin vào một đối tượng nào đó trong tương lai sẽ mang lại hạnh phúc lâu bền hơn. Hạnh phúc của ta quả thật ngắn ngủi. Đôi khi ta phải mất rất nhiều thời giannăng lực để tạo dựng, nhưng rồi nó cứ bỏ mặc ta mà đi một cách tàn nhẫn. Tại vì ta đã vay mượn những điều kiện bên ngoài, nhồi nặn chúng thành những thứ để ta hưởng thụ, nên ta không làm chủ được nó là phải. Ta biết rất rõ nguyên do nhưng không thể làm khác hơn, vì ta không thể vượt qua nổi bóng tối tham lam quá lớn của chính mình.

Thật ra, hạnh phúc thỏa mãn cảm xúc hay hạnh phúc thỏa mãn ý chí cũng đều xuất phát từ tâm của con người, chứ không phải do điều kiện bên ngoài. Nhưng đó là những phần tâm lý cạn, chưa thấy được giá trị sâu sắc bên trong của mình. Cái tràng thái tâm lý không muốn tìm kiếm thêm điều gì và không cần phải loại bất cứ điều gì mới chính là hạnh phúc chân thật. Nó bằng lòng và chấp nhận tất cả. Nó chân thật vì nó được tao ra từ sự bình an của chính lòng mình, chứ không lệ thuộc vào những thuận cảnh bên ngoài. Chính vì thế mà người xưa hay nói lạc phải đi liền với anan lạc thì mới bền vững. Một người không có nhiều tiền, không có quyền lực, không được ai ngưỡng mộ, nhưng lúc nào cũng có thể mỉm cườitiếp xúc sâu sắc với những giá trị mầu nhiệm trong thực tại, thì đó chẳng phải là mẫu người hạnh phúc sao? Sống như thế mới thật sự là đáng sống!

Tâm tham cầu và tâm chống đối thì ai cũng có. Nhiều người trải qua vài biến động lớn lai trong đời thì những năng lượng ấy đột nhiêu suy giảm. Nhưng phần lớn đều phải siêng năng luyện tập từng ngày từng giờ thì mới chuyển hóa những thới quen lâu đời ấy. Thật ra, nhưng mong cầu hay chống đối cũng chỉ là những phản ứng phục vụ cho cái tôi dại khờ của ta mà thôi. Chỉ cần ta nhận ra bản chất chân thật của mình, luôn sống trong tỉnh thức để biết rõ mình đang làm gì và với thái độ nào, tập buông bỏ dần những tham cầu và chống đối không cần thiết. Nhờ đó cái tôi bé nhỏ này sẽ tan chảy vào vũ trụ, nó sẽ vận hành đồng điều với mọi ngườivạn vật. Hạnh phúc trong ta sẽ rộng mở đến vô cùng.

Có thể nói tâm ta như thế nào thì ra sẽ cảm nhận hạnh phúc như thế ấy. Bởi hạnh phúc vốn luôn có sẵn trong tâm ta – ở đây và ngay bây giờ.

 Mỉm cười nhìn đóa hoa
 Lòng nghi ngờ tan vỡ
 Hạnh phúc ở đây rồi
 Dại khờ tìm muôn thuở
—————————————————————————————————-

Tình Yêu

Ta còn quá yêu bản thân mình thì làm sao a có thể yêu thêm người khác. Dù có yêu người khác cũng chỉ để phục vụ cho bản thân mình mà thôi.

Đã mang lấy một chữ tình

Người ta thương hay nói đùa với nhau: “Yêu thì khổ, không yêu thì lỗ. Thà chịu khổ còn hơn chịu lỗ”. Nói đùa mà thật. Dù được cảnh báo yêu là khổ như một nguyên tắc bất di bất dịch, nhưng hầu hết ai cũng chấp nhận khổ để có được cảm giác yêu. Thi si Xuân Diệu đã từng lên tiếng dùm ta: “Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào”. Sống mà không yêu thương thì sự sống đâu còn ý nghĩa gì nữa. Hãy cứ yêu đi. Càng yêu ta sẽ thấy cuộc đời này càng thêm mầu nhiệm. Nếu sợ khổ mà không dám yêu thì ta có chắc là mình sẽ sống hạnh phúc hơn không? Đời sống còn nhiều thứ khác khiến ta khổ chứ đâu chỉ có mỗi tình yêu. Xung quanh ta có biết bao người dám “chịu khổ” để yêu thì tại sao ta phải sợ? Tình yêu có thật đáng sợ như ta nghĩ không?

Yêu thương vốn là bản năng tự nhiên của con người. Nhưng nếu ta yêu thương con sông, yêu thương cánh đồng, yêu thương quê hương, yêu thương kẻ bất hạnh.. thì ta đâu có khổ. Đằng này đối tượng yêu thương của ta quá hấp dẫn, có thể đánh động vào cảm xúc khát khao của ta, có thể làm cho ta đêm nhớ ngày mong hay mất ăn bỏ ngủ, có thể khiến ta bất chấp tất cả để sở hữu được nó. Thi hào Nguyễn Du đã diễn tả tâm trạng này rất hay trong đoạn thơ: “Đã mang lấy một chữ tình/ Khư khu mình buộc lấy mình vào trong/ Vậy nên những chốn thong dong/ Ở không yên ổn ngồi không vững vàng/ Ma đưa lối quỷ đưa đường/ Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Khi cảm xúc yêu đương bùng vỡ thì ta không còn tự chủ được nữa, mọi nhận thức hay phản ứng đều vượt tầm kiểm soát. Ta cứ lầm lũi lao tới phía trước như kẻ mộng du, không ý thức được mình đang đi đâu dù sắp bước vào hầm hố chông gai. Người Tây phương gọi trạng thái ấy là “fall in love”, tức là là đang bị cuốn vào tình yêu, mà cũng có thể hiểu là đang bị té ngã trong tình yêu.

Cảm xúc yêu đương mãnh liệt đến thế, nên nó lấn át lý trí và lấn át cả những liên hệ tình cảm sâu sắc khác. Chẳng trách sao ai yêu rồi thì ít nhiều cũng trở nên mù quáng. Ta thấy ở đối tượng mình yêu toàn một màu hồng tuyệt hảo, rất khác với cái thấy của mọi người. Vì htees, ta muốn thao túng ranh giới cái tôi của mình ta, để mời người ấy buốc vào. Dĩ nhiên, ta cũng muốn người ấy nhường chỗ cho ta một nửa trong trái tim họ. Thậm chí ta còn muốn dâng tặng cả cuộc đời mình cho họ, nên ta đã mạnh dạng tuyên bố “yêu hết mình”. Thật ra, không ai đem hết con người của mình ra để yêu thương kẻ khác mà không mong muốn nhận lại điều gì cả. Lời tuyên bố ấy chẳng qua vì không kiềm chế nổi cơn cảm xúc muốn được thỏa mãn, hay vì muốn thấy giá trị của mình qua sự nâng niu của kẻ khác mà thôi. Bởi khi màu hồng ấy trong mắt ta nhạt phai thì trái tim ta không còn tung cảm nữa.

Tình yêu như thế cũng chỉ là sự trao đổi cảm xúc. Một tình yêu đích thực phải chứa đựng tình thương, phải có thái độ muốn hiến tặng và chia sớt để nâng đỡ cuộc đời của nhau. Có thể ta đã từn lầm tưởng tình yêu là cung bậc cao hơn tình thương. Sự thật, tình yêu chỉ mạnh hơn tình thương về mặt cảm xúc thỏa mãn, nhưng tình thương lại lớn hơn tình yêu về mặt thấu hiểu và cảm thông. Tức là tình yêu nghiêng về phía hưởng thụ, còn tình thương lại nghiêng về phía trách nhiệm. Trong liên hệtình cảm lứa đôi, nếu tình yêu lấn át đi tình thương thì tình cảm ấy cũng giống như lửa rơm – bạo phát bạo tàn; còn nếu tình thương lại nghiêng lấn át được tình yêu thì tình cảm ấy sẽ như lửa than – mãi âm ỉ cháy. Dù khởi điểm là vì tiếng sét ái tình, nhưng nếu ta biết nhận diệnbuông bỏ bớt những đòi hỏi không cần thiết, hết lòng quan tâm đến cuộc đời của người mình thương, thấu hiểu những khó khăn hay ước vọng của họ mà tận tình giúp đỡ, thì ta sẽ có được tình yêu chân thật.

Yêu không đúng cách

Thi sĩ Xuân Diệu đã từng phát hiện ra những lý do thường khiến tình yêu rạn vỡ: “Người ta khổ vì thương không phải cách/ Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người”.

Hãy luôn nhớ rằng, mọi hiện tượng trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau mới có thể tồn tại. Tình yêu cũng không ngoại lệ. Sẽ không có cái gì gọi là tình yêu nếu nó tách biệt với những yếu tố khác như sự bình an, vững chãi, bao dung, cởi mở, lắng nghe… Thậm chí nếu khônggia đình, bạn bè, xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức và cả thiên nhiên thì tình yêu cũng không có chỗ để tồn tại. Cho nên, nếu ta biết quay về chăm sóc những yếu tố tưởng chừng như đứng ngoài tình yêu thì cũng chính là chăm sóc tình yêu.

Vậy mà khi yêu ta thường chỉ để ý tới sự ham thích nhau, suốt ngày cứ quấn chặt vào nhau không dám rời nửa bước. Đến khi một bên không thể đáp ứng sự thỏa mãn, thì sự nhàm chán và phản bội nhau là điều tất yếu sẽ xảy ra. Khi ấy, bên ở lại sẽ dễ dàng ngã quỵ vì họ thấy không còn gì để sống. Thi sĩ Hàn Mặc Tử đã từng than thở: “Người đi một nửa hồn tôi chết/ Một nửa hồn kia bỗng dại khờ”. Thật ra, ta chẳng bao giờ trao nửa linh hồn cho ai đâu. Chỉ vì một nửa (hay cả) đời sống của ta đã lỡ phụ thuộc vào cảm xúc của đối phương, nên khi họ đi rồi ta không còn chỗ bám. Con nghiện đang hành hạ ta đó thôi.

Lắm lúc ta cũng rất thực dụng, đến với tình yêu theo kiểu tranh hơn tranh thua như trong chiến trường kinh tế. Hễ đòi hỏi được là đòi hỏi. Ta xem người ấy như sự bảo an vững chắc cho cuộc đời mình. Thành ra, cụm từ “di tìm bến trong” bây giờ có nghĩa là tìm một nơi có thể đảm bảo cho mình một cuộc sống sung túc, không thua sút bạn bè. Quan điểm này cũng bị ảnh hưởng sâu sắc từ tâm thức xã hội. Nhìn kỹ, ta sẽ thấy những đòi hỏi kia chỉ mang tới những cảm xúc tạm bợ qua sự tán thưởng của những người sống hình thức, nhưng nó lại là thứ mộng tưởng điên đảo làm phương hại đến tình yêu. Vậy mà ta vẫn tin chắc rằng nếu có tất cả những thứ đó thì đời sống lứa đôi sẽ hạnh phúc hơn. Vì thế sự ham thích của ta không dừng, còn năng lực của người ấy lại bị ta vắt đến cạn kiệt, nên hai tâm hồn ngày càng cách xa nhau. Nếu người ấy vì đam mê mà vẫn cố gắng chiều chuộng ta thì chính họ cũng đang sống trong cơn mộng tưởng. Cả hau đều không cắm rễ vào nền tảng của tình yêu chân thật thì đừng hỏi tại sao chỉ vì bất đồng quan điểm với nhau, lỡ gây tổn thương nhau, thậm chí không tiếp tụclàm thỏa mãn nhau là đôi bên dễ dàng bỏ nhau.

Cũng có lần thi sĩ Xuân Diệu tự thú nhận: “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá/ Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì”. Tình yêu cũng nhue một loại cây xanh, nếu ta không biết cách chăm sóc dưỡng nuôi, hoặc thừa hoặc thiếu, thì nó sẽ héo tàn và lụn bại. Cảm xúc thỏa mãn ai mà không thích. Nhưng sự thỏa mãn ấy phải đi liền với trách nhiệm thì ta mới có thể giữ gìn mãi được. Mà nếu ranh giới cáu tôi thật sự được thao túng để nhường chỗ cho người ấy, thì trách nhiệm dìu dắt nhau đi về hướng thảnh thơihạnh phúc chân thật không phải là gánh nặng hay là sự miễn cưỡng nữa. Vấn đề là ta có khả năng nới rộng trái tim của mình ra không? Nếu ta còn quá voi trọng vật chất, vướng kẹt danh vọng, đam mê hình thức hấp dẫn, mà lại muốn có một tình yêu bền vững thì đó chỉ là tham vọng. Ta còn quá yêu bản thân mình thì làm sao ta có thể yêu thêm người khác. Dù có yêu người khác thì cũng chỉ để phục vụ cho bản thân mình thôi. Còn lỡ như đối tượng ấy xem tất cả những phương tiệnkia là lý do chính để tình yêu có mặt, thì ta biết rằng đó chẳng phải là một nửa đáng tìm. Tuy nhiên, nếu ta đủ giỏi và bản lĩnh thì vẫn có thể dẫn dắt mọi đối tượng đi về hướng mình chọn mà không sợ “Yêu sai duyên và mến chẳng nhằm người” .

Tình yêu có thật hay không là tùy thuộc vào sức mạnhdung lượng trái tim của mỗi người. Bí quyết là ta phải luôn tỉnh táođể nhận ra mình và hiểu được người mình thương.

 Yêu như yêu lần đâu
 Xin nâng đỡ đời nhau
 Bằng con tim hiểu biêt
 Lo sợ gì thương đau.
 Tình yêu thương rộng lớn
 Luôn đem tới niềm vui
 Cùng sớt chia nỗi khổ
 Dìu nhau về thảnh thơi
—————————————————————————————-
TÌNH THƯƠNG
Lòng phải hiểu được lòng mới là tình thương chân thật.

Tình thương là hiến tặng

Có bao giờ ta tự hỏi vì sao ta lại thương người ấy không? Vì họ dễ thương ư? Ồ, như vậy là ta chỉ đến để thưởng thức cái dễ thương ấy chứ ta đâu có thương. Điều đó thì ai cũng làm được, người nào cũng có thể thương một người dễ thương kia mà! Người dễ thương tức là người rất ngọt ngào, rất nhẹ nhàng, và đặc biệt lúc nào cũng quý mến hay nhún nhường trước ta. Nếu họ dễ thương với người khác mà không dễ thương với ta, thì chưa chắc ta thấy họ dễ thương và ta thương. Trong những mối quan hệ ruột rà cũng vậy, có phải ta thương họ vì trách-nhiệm-phải-thương bởi họ có liên hệ ràng buộc với cuộc đời ta, hay vì ta biết họ đáng thương và đang cần đến tình thương của ta? Thực tế, không ít người đã cảm thấy mình chịu tổn thất quyền lợi quá nhiều vì những người thân, nên họ đã đóng cửa trái tim lại mà không muốn thương nữa. Thậm chí trở thành thương khi cái thân ấy ít nhiều có thể mang tới quyền lợi, dù chỉ là thái độ nể trọng hay được tiếng là người tốt.

Ai thương ta thì ta mới thương lại, ai không thương ta thì tội gì ta phải thương. Nghe có vẻ đổi chác sòng phẳng quá, nhưng đó luôn là thực trạng. Đúng là rất khỏ có thể thương một người mà họ không hề thương ta, thậm chí còn thù ghét ta hay làm khổ ta nữa. Thà họ thương ta ít hơn thì may ra cũng còn chấp nhận được. Trừ phi đó là tấm lòng của cha mẹ hay những bậc tu hành đạt tới từ bi thì mới có thể thương yêu mà không đòi hỏi điều kiện. Ta như thế nào họ cũng thương. Nhưng ta cũng đã từng chứng kiến, có nhiều bậc cha mẹ can tâm dứt bỏ con mình chỉ vì nó bị tật nguyền, hu hỏng. Hoặc có những vị nổi tiếng làm công tác từ thiện, nhưng lại dễ dàng làm ngơ trước đứa trẻ bụi đời chìa tay xin ăn ở một nơi không ai hay biết. Thương yêu tuy là thiên tính của con người, nhưng ta phait luyện tập rất nhiều để chuyển hóa sự ích kỷ hẹp hòi thì tình thương mới chân thật được.

Tình thương chân thật trước tiên phải là thái độ hiến tặng. Ta đừng nhầm lẫn với thái độ lăng xăng cố làm mọi cách để vừa lòng người kia, mà thực chất chỉ vì muốn “ghi thêm điểm”. Sự hiến tặng chân thật phải xuất phát từ tấm lòng muốn cho bên kia được an vui và hạnh phúc hon. Vì vậy, mỗi vật phẩm ta đem tới phải hoàn toànquyền lợi của họ, chứ không được xen ké quyền lợi của ta vào, dù chỉ cần họ thấy được tấm lòng của ta. Muốn người kia thấy được tấm lòng của ta, thì cũng không ngoài mục đích khiến họ thương yêu thêm hoặc đánh giá cao về ta mà thôi. Dù biết rằng trái tim ta chưa quảng đại để có thể thương họ mà không cần thương lại, nhưng cũng đừng vì thế mà ta cứ phải kèm theo điều kiện trong mỗi lần hiến tặng. Đó không còn là tình thương nữa.

Suy cho cùng, thương người khác đã là một sự hưởng thụ rồi. Chẳng phải trên đời này có biết bao người muốn thương mà không có người để thương đó sao. Người thì thiếu gì, nhưng người để thương ắt phải dính dấp gì đó đến ta, chứ đâu thể tự nhiên muốn thương ai là thương được đâu. Nói đúng hơn, đối tượng ấy phải từng có cảm tình hay ân nghĩa với ta, hoặc ít ra họ phải chấp nhậncảm thấy vui sướng khi biết ta thương họ thì ta mới thương được. Nên có người để thương là hạnh phúc lắm rồi, đâu nhất thiết phải đòi hỏi họ phải làm gì thêm cho ta nữa. Một ngày nào đó mọi người bỏ ta chạy hết, ta chẳng còn ai để thương thì khốn khổ. Sống mà không thể thương yêu thì đó là một tai nạn lớn. Vậy nên, ta hãy thương sao để đối tượng thật sự được thừa hưởng, mà ta vẫn không trở thành kẻ khổ lụy vì tình thương. Có như thế ta mới không làm lu mờnghĩa đẹp của tình thương.

Tình thương là chia sớt

Nếu như hiến tặng là đem tới niềm vui, thì chia sớt là lấy đi nổi khổ. Ai cũng có lúc gặp hoàn cảnh khó khăn hay vướng vào nỗi khổ. Nhưng họ sẽ không cảm thấy buồn tủi, mà trái lại còn có thêm nghị lực để vượt qua nếu họ luôn có người thương ở bên cạnh để chia sớt. Dù ta không đủ sức kéo họ ra khỏi vũng lầy khổ đau, nhưng ít ta sự có mặt kịp thời của ta cũng có thể làm cho nỗi khổ niềm đau kia vơi đi ít nhiều. Bởi vì họ đã cảm nhận được sự chân thành của ta. Họ biết ta thật sự thương yêu cuộc đời họ, muốn gánh vác phần nào trách nhiệm cho cuộc đời họ, và muốn đồng hành với họ đi về tương lai. Một nỗi đau khi được chứa đựng bởi hai trái tim thì chắc chắn nó dẽ không đủ sức làm thành nỗi đau nữa. Đó là lý do mà ta luôn cần có nhau trong cuộc đời này.

Sống với một người lúc nào cũng nói thương ta, nhưng khi ta gặp khó khăn thì họ lại tỏ ra chẳng hề hay biết. Đến nỗi, ta đã trực tiếp báo cho họ biết và chỉ xin họ ngồi xuống lắng nghe để thấu hiểu thôi mà họ cũng có đủ thứ lý do để thoái thác. Tình thương như thế sẽ không mang lại hạnh phúc. Họ luôn nghĩ rằng, họ đã quá cực khổ để đem lại tiền bạc và danh dự về cho ta rồi, nên họ không còn đủ sức để nhận thêm những phiền toái khác nữa. Ta hãy tự giải quyết lấy. Đáng lẽ khó khăn kia chỉ là khó khăn thôi, nhưng chính thái độ hờ hững vô tâm của họ đã khiến cho khó khăn ấy biến thành nỗi khổ. Ta biết chứ. Ta biết họ đang rất bận rộn và không có nhiều năng lượng để giúp ta giải quyết vấn đề. Nhưng ta chỉ cần thái độ quan tâm chia sẻ của họ thôi, dù chỉ là một lời hỏi han cũng đủ làm ta cảm thấy ấm áp rồi. Vì thái độ ấy báo cho ta biết đó là người đang cùng chịu nỗi đau với ta.

Có hiểu mới có thương, không hiểu mà thương thì tình thương ấy sẽ rất hời hợt và có khi là giả tạo. Mà muốn hiểu nhau thì cần phải lắng nghe nhau, phải biết bên kia muốn gì hay không muốn gì để ta ứng xử cho hợp lý. Cho dù có những yêu cầukhông thật sự chính đáng, nhưng ta cũng cần biết họ đang vướng kẹt vào tâm lý nào để kịp thời tháo gỡ. Nếu ta nhân danhtình thương rồi cứ làm theo kiểu của mình, thì rốt cuộc chẳng giúp được gì mà cong làm cho nỗi khổ lớn thêm. Dĩ nhiên thiện chícần thiết. Bởi đôi khi ta phải kiên nhẫn lắm mới lắng nghe nổi, hoặc ta phải khuyên lơn hay nài nỉ thì người kia mới chịu nói ra hết những niềm đau chôn giấu. Ngoài ra, ta còn phải đón nhận những năng lượng rất nặng nề từ những lời kể lể, khóc than hay đầy sân hận của họ mà không để bị tổn thương. Vì vậy, thiện chí phải là thái độ biết nghĩ cho người kia hơn là nghĩ cho mình (thương), mà cũng phải biết cách nghĩ sao cho đúng đắn (hiểu) thì mới có thể giúp được.

Cho nên nếu đã thật sự thương nhau thì ta phải luôn biết và hiểu được những gì đang xảy ra cho nhau mà không cần đợi loan báo. Lòng phải hiểu được lòng mới là tình thương chân thật. Đâu cần làm điều gì quá lới lao mới gọi là thương yêu. Chỉ cần thường xuyên quan tâm sâu sắc đến tình trạng sức khỏe của họ, nấu một món ăn đúng sở thích của họ, sẵn sàng xắn tay áo phụ họ rửa dọn bếp núc, giúp họ sửa lại cái thắng xe, không nỡ nhờ vả khi thấy họ đang bận bịu, không bao giờ bỏ mặc mỗi khi họ hoang mang hay lạc lõng. Như thế cũng đủ làm cho đối tượng thương yêu cảm nhận được sự chân thành của ta rồi.

Để có đủ năng lực làm tất cả những điều đó, ta phải ý thức rằng chia sớt và hiến tặng là hai chất liệu không thể thiếu trong bất cứ tình thương nào. Không có nó thì không có gì để gọi là tình thương cả. Bởi vì nỗi khổ của người ta thương cũng chính là nỗi khổ của ta. Ta không giúp người thương của ta thì ai sẽ giúp bây giờ?

 Tình thương yêu rộng lớn
 Luôn đem tới niềm vui
 Cùng sớt chia nỗi khổ
 Dìu nhau về thảnh thơi
———————————————————————————

Tức Giận 

Khi ta chưa thấu hiểu cơn giận, dù có điều khiển được nó thì cũng chỉ là giải pháptạm thời mà thôi.

Cơn giận từ đâu tới

Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa. Sự thật là càng trả đũa thì cơn giận càng lớn mạnh và khiến ta càng đuối sức. Vì khi giận năng lượngtrong ta bị đốt sạch, cơ thể liên tục phóng thích ra các chất kích thích adrenaline và cortisol gây rối loạn chu trình sinh học của cơ thể, nhất là nhịp tim và hơi thở tăng dồn dập. Ta sẽ rơi vào tình trạng “hôn mê tạm thời”, nhìn mọi thứ đều sai lệch, suy nghĩ không sáng suốt và không kiểm soát nổi mọi hành vi của mình.

Nếu thế hệ trước, gần nhất là cha mẹ, có mgan tính nóng giận thì ra khó thoát khỏi sự trao truyền từ nhiễm sắc thể (DNA). Ta còn chịu sự “tưới tẩm” từ cách nói năng và hành động hằng ngày của họ. Môi trường lớn lên và làm việc cũng đóng góp đáng kể cho tính cách nóng giận hình thành trong ta. Sự nuông chiều và nể trọng cũng rất dễ khiến ta có thói quen muốn gì được nấy hay muốn chứng tỏ quyền lực trước mọi người, vì thế chỉ cần có chút vấn đề không là ta lập tức nổi giận ngay. Ngoài ra, ta còn bị ảnh hưởng sâu nặng bởi tâm thức xã hội, nên ta luôn cho rằng nổi giậnbản năng tự vệ của con người, nhờ nó mà người khác mới không dám uy hiếp mình. Ta còn xem đó cũng là cách giải tỏa cảm xúc để ta lấy lại sự cân bằng mỗi khi gặp điều phiền toái. Nhưng thực chất là ta đã thất bại. Ta chưa thuần phục được bản tính hơn thua cố hữu, không biết cách giãi bày sự không hài lòng một cách hiểu biết hơn và đang làm cho tình trạng càng tồi tệ hơn.

Chuyển hóa cơn giận

Sau mỗi cơn giận, ta thương cảm thấy hối tiếc và ray rứt vì những phản dại dộtthấp kém của mình. Ta biết mỗi lần tức giận là mỗi lần ta đánh mất hình tượng đẹp và làm suy giảm niềm tin yêu trong mắt người khác, nên lòng cú dặn lòng sẽ không để cho cơn giận thao túng mình thêm lần nào nữa. Thế nhưng khi gặp chuyện trái nghịch, nhất là tổn hại đến quyền lợihay danh dự, là cơn giận cứ không hẹn mà đến. Ngay lúc ấy dù được người khác nhắc nhở ta cũng gạt ngang, lý trí cũng phải đứng lặng chào thua cảm xúc. Từ thất bại này đến thất bại khác, ta dần trở nên căm ghét cơn giận của mình. Rồi có khi ta quay sang trách giận cho mẹ trao chi cái tính làm khổ mình khổ người như thế.

Thật ra, nếu hạt giống giận trong ta không được nuỗi dưỡng thường xuyên thì nó không đủ sức làm cho ta khổ. Ta đã vô tình tạo ra nó từ những điều bất như ý nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày mà ta không hay biết như: kẹt xe, xếp hàng mua đồ, dọi điện người thân không nhất máy, thức ăn không vừa miệng, người kia quên chào hỏi… đến những phiền toán do chính mình gây ra như: mở nhầm chìa khóa, uống nước bị bỏng miệng, trượt chân ở cầu thang, tìm mãi không ra quyển sách, hồi tưởngvề quá khứ đau buồn… Nếu ta không quan sát và hóa giải bớt những phản ứng chống đối một cách âm ỉ từ những việc như thế, thì cơn giận chắc chắn sẽ hình thành như một quy luật tự nhiên. Khi nguồn năng lượng giận gần như được mạc định trong tâm thức, chỉ cần một hành động không dễ thương hay một hoàn cảnh trái ý nho nhỏ cũng đủ khiến cho nó bị kích động. Nó sẽ nhanh chóng biến thành con giận dữ dội mà chính ta cũng rất bất ngờ.

Khi phát hiện ra cơn giận đang nổi lên và sắp sửa “bung” ra thành lời nói hay hành động, ta hãy mau chóng tìm cách tách ly ra khỏi đối tượng vừa mới tác động vào cơn giận của mình. Lý tưởng nhất là ngồi trong căn phòng yên tính, hay dạo bước trên con đường râm mát. Trong trường hợp không thể thể tách rời khỏi hoàn cảnh thì ta hãy ngồi yên đó, cố gắng đừng mở lời nói thêm một câu hay một từ nào, dù ta cho đó là lời giải thích thỏa đáng. Mọi hành vì xảy ra trong cảm xúc giận hờn đều sẽ khiến ta hối tiếc sau này. Ta hãy cố quên đối tượng kia đã làm hay đã nói điều gì với ta, mà chỉ chỉ đem hết tâm ý tập trung vào hơi thở để làm lắng dịu cơn bão cảm xúc. Nếu ta đã có sẵn kỹ năng theo dõi hơi thở để định tâm thì chỉ 15 phút sao là ta sẽ vượt khỏi. Cũng như khi căn nhà của ta bất ngờ bị cháy thì ta chỉ cần lo chữa cháy để cứu lấy những tài sản quý báu bên trong, chứ đừng vội vã truy cứu hay trừng phạt kẻ mà ta đã tình nghi đã đốt nhà. Chuyện đó “hạ hồi phân giải”.

Hơi thởđiểm tựa rất an toàn mỗi khi ta bị những cơn bão cảm xúc tấn công mà ta không biết phải làm sao. Tuy nhiên, nếu cứ sử dụng mãi cách này thì ta sẽ không bao giờ hiểu rõ bản chất cơn giận của mình. Koong hiểu rõ cơn giận thì muôn đời ta cũng không thể chuyển hóa được nó, sẽ mãi bị nó phiền nhiễu. Cho nên, sau khi luyện tập được thói quen nhìn lại bản thânmình mỗi khi nổi giận, thay vì tìm cách trả đũa, ta hãy dành nhiều thời gian để quan sát cơn giận của mình. Hãy chú tâm quan sát tiến trình từ khi cơn giận biểu hiện lên bề mặt ý thức, thôi thúc ra hành động, đến khi nó tan biến. Khi có kinh nghiệm, ta sẽ phát hiện ra cơn giận vốn không có thật. Nó chỉ là nguồn năng lượng được sinh ra từ vài sai sót trong sự vận hành của guồng máy tâm thức như: nhận thức sai lầm, trí tưởng tượng phóng đại, cảm xúc nhạy bén, các giác quan không được phòng hộ cẩn thận. Nên chỉ cần duy trì khả năng quan sát tiến trình ấy lâu bền, bằng thái độ không thành kiến, từ từ ta sẽ thấy rõ những gì đã tạo nên cơn giận và dễ dàng chuyển hóa nó.

Tuy nhiên, lỗi thường mác phải là ta mong muốn mình sẽ hết nóng giận ngay khi bắt đầu luyện tập. Một thói quen được hình thành trong thời gian quá dài thì không thể thay đổi trong một sớm một chiều được. Tiến trình quan sát cơn giận có thể đem tới cho ta những khó chịu bất ngờ trong giai đoạn đầu, nhưng dần dà ta sẽ quen và còn cảm thấy rất thú vị như đang xem một bộ phim hành động. Ta cứ ngồi đó quan sát cơn giận của mình nổi lên một cách tự nhiên, nhưng khác với mọi lần là ta có quan sát. Lẽ dĩ nhiên, cơn giận vẫn cứ xảy ra theo tốc độ riêng của nó và ta không có ý đuổi theo để dập tắt. Ta chỉ quan sát để thấu hiểu cơ chế hoạt động của nó như thế nào thôi. Mỗi lần quan sát sẽ cho ta một cái thấy mới mẻ về bản chất vô thường của cơn giận. Nhận thức sai lầm trong ta từ đó sẽ rơi rụng. Ta cần kiên nhẫn luyện tập để điều chỉnh lại cơ chế hoạt động của tâm thức, chứ không phải muốn trấn áp hay điều khiển cơn giận. Khi ta chưa thấu hiểu con giận, dù có điều khiển được nó thì cũng chỉ là giải pháp tạm thời mà thôi.

Có thương đừng giận

Ta cũng đừng vội thỏa mãn với kết quả thực tập ban đầu, dù ra không còn gì để giận nhưng trước nữa. Thậm chí, ta có thể mỉm cười thật tươi để nghe lời quở trách của sếp hay hành động bất cẩn của một bạn đồng nghiệp. Hãy đợi đấy! khi về đến nhà, nếu bất ngờ ta bị người thương nghi ngờ hay phán xét một cách vô căn cớ, thì cơn giận năm xưa có thể sẽ quay trở vềngay lập tức. Thế nhưng, ta lại hay biện minh rằng “có thương mới giận”. Ta nghĩ đối với người dưng nước lã thì như thế nào, ta cũng mặc kệ, ta chẳng quan tâm vì họ chẳng liên quan gì đến ta. Đằng này, một người sống với ta chừng ấy năm trời, lúc nào cũng tin yêu và sẵn sàng cho họ tất cả, mà họ lại đối xử với ta như thế thì đó là sự xúc phạm rất nặng nề. Nhưng sự thật là ta đang tức tối trước những “đòn tấn công” mà ta không hề có ý thức phòng thủ. Vì ta cho rằng khi ta đã hết lòng với ai thì người đó không được quyền làm cho ta tổn thương.

Đòi hỏi một người đừng bao giờ có những lầm lỡ với ta, chỉ vì ta đã từng nâng đỡ hay hiến tặng cho họ quá nhiều thứ thì đúng là một ảo tưởng. Thử đổi lại vị trí ấy xem ta có làm như thế được không? Đời sống ngày càng nhiều áp lực, chỉ mỗi khó khăn kinh tế thôi cũng đủ khiến người khác mất hồn mất vía rồi, nên việc bỏ bể bản thân và hành động sai sót cũng rất đỗithường tình. Nếu ta là người có hiểu biết và đang bình ổn thì hãy giúp họ tươi tỉnh lại, để họ nhận diện ra chính mình và sự mầu nhiệm của cuộc sống đang hiện hữu. Chư lẽ nào ta lại muốn quẳng tiếp vào họ cơn thịnh nộ nảy lửa để thiêu đốt họ thêm? Trừ phi không tự chủ được mình, chứ ta đừng bao giờ cố gắng giả bộ nổi giận để mong bên kia thức tỉnh và hành động đúng đắn trở lại. Không ai thích dóng nhận những cảm giác nặng nề và khó chịu cả. Dù biết mình có lỗi và không thể phản kháng ra mặt, nhưng họ sẽ rất mệt mỏibất mãn ta. Không cẩn thận thì cách đó có khi bị hiểu lầmthái độ trừng phạtkhông thương tiếc, nên họ sẽ nuôi hận trong lòng và sẽ làm cho tinh trạng tồi tệ hơn.

Nên nhớ, phiền não vốn rất tinh tế. Nếu không có một kỹ năng quan sát thật tốt thì ta khó mà phát hiện hết sự vận hành của nó. Để rồi một ngày nào đó ta không thể ngờ cơn giận cuồng điên bỗng từ đâu tràn ra như thác lũ. Cũng do ta thường quá chủ quan tưởng mình không còn giận hờn nữa, hoặc nghĩ rằng mình chỉ giả bộ để ra uy, hay cố gắng trình diễn để lấy lòng kẻ khác, mà ta không thấy những đợt sóng tức giận đang ngấm ngầm bên trong. Mỗi ngày một chút, năng lượng giận hòn kết tinh thành một khối rất lớn mà người ta thường gọi đó là nội kết. Khối nội kết này gần như chi phối mọi hành vi của ta. Lúc nào nó cũng khiến ta cau có hay gây sự với đối tượng ấy, mặc dù họ chẳng làm gì ta cả. Hóa ra, ta đã không hiểu hết cái tâm cố chấp và chưa đủ độ lượng của mình, dù trong ý chí ta cho rằng những chuyện ấy không đáng chi cả. Thế mới biết, thấu hiểu hết những ngõ ngách sâu kín trong tâm còn quan trọng hơn là dập tắt được một cơn giận.

Cho nên, khi nào ta vẫn còn quá quan trọng và luôn tìm cách nâng niu cái tôi của mình thì cơn giận sẽ vẫn còn. Trong khi đó, tình thương chính là “khắc tinh” của cơn giận.

Cơn giận cũng vô thường
Nắng bừng vỡ màn sương
Mời lên tâm tỉnh thức
Càng nhìn lại càng thương
————————————————————————————–

Chịu Đựng

Nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng trái tim để chứa đụng được những khó khăn lớn.

Chấp nhận để đi tới

Khi nghe bác sĩ báo tin đã bị ung thư, thông thường ta sẽ hốt hoảng và gào khóc kên: “Ồ không, không thể nào như thế được. Tôi có làm gì đâu mà phải bị ung thu. Tại sao không phải là ai khác mà lại là tôi>”. Ta còn tưởng là mình không thể sống nổi khi nhận được hung tin ấy. Nhưng rồi chừng vài tuần hay vài tháng sau, ta cũng học cách chấp nhận được sự thật mình đã bị ung thư. Dù phải cần có những phương thuốc tích họp để chữa trị lâu dài nhưng tế bào ung thu đã chậm phát tán, vì ta đã tạo được năng lượng hòa thuậnvới chúng mà không ra sức kháng cự hay ghét bỏ nữa. Theo y khoa, tiến trình trị liệu đã bắt đầu xảy ra. Chấp nhận mình có bệnh là can đảm nhìn vào những khó khăn của cơ thể mình trong thực tại để kịp thời cứu giúp, chứ không phải là thái độ bỏ cuộc. Cũng vì chạy theo những tham vọng hay vì ý thức chủ quan mà ta đã để cho cơ thể mình xuống cấp trầm trọng. Đến khi nó không còn đủ sức để phục vụ cho ta nữa thì ta lại bực tức, trách móc và căm ghét nó. Đó là thái độ thiếu hiểu biết và thiếu tình thương với chính mình.

Có nhiều người tỏ ra rất tự tin khi tuyên bố: “Tôi không bao giờ chấp nhận thất bại”. Đó là lời tuyên bố rất ngây thơ, vì không ai mà không từng thất bại dù họ đang rất thành công. Nên nhớ, những điều kiện đưa tới sự thành công có khi nằm ngoài tầm tay, ta không thể cưỡng ép nó đến với ta khi ta chưa tìm ra sự liên kết đúng đắn. Tất nhiên, cảm giác thất bại rất khó chịu. Ta vừa mất mát những gì mà mình hết lòng đầu tư, vừa tỏ ra bình thản trước mọi người. Nhưng tất cả sức ép đó đều do chính ta tạo ra. Nếu ta biết nhìn đúng đắn và khoáng đạt hơn về vị trí của mình và bản chất của đời sống thì chắc chắn ta sẽ bớt ép uổng mình phải như thế này hay thế kia. Như khi ta phạm lỗi, dù đã được người ấy tha thứ, nhưng ta lại không chấp nhận bản thân mình. Ta không thể nào tin nổi một người có hiểu biết vững chãi như ta mà lại vướng vào lỗi lầm không đáng ấy, nên ta căm ghét và muốn trừng phạt nó. Cũng bởi vì ta áp đặt mình phải luôn hoàn hảo, trong khi bản thân còn rất nhiều chỗ yếu kém cần được ta nhìn nhận và chăm sóc. Chấp nhận yếu kémtrung thực với chính mình, là vượt qua được những thói quen đặt để hay sự đối phó không cần thiết.

Khi ta đã luyện tập được thói quen chấp nhận những yếu kém của chính mình, chấp nhận được những điều không như ý xảy ra theo nguyên tắc nhân quả và duyến sinh của cuộc sống, thì ta cũng sẽ dễ dàng chấp nhận những vụng vềlầm lỡ của kẻ khác. Nhìn lại, ta thấy phần lớn lý do không chấp nhận của ta chỉ vì ta thấy người kia không còn gì hay ho để cho ta hưởng thụ, hoặc ta không muốn sự xấu xa của họ làm ảnh hưởng đến danh dự của mình. Chứ không phải vì ta muốn giúp họ cố gắng để tiến bộ hơn như ta giải thích. Nếu ta thật lòng vì cuộc đời họ thì sự chấp nhận kia không phải là thái độ dung dưỡng cho thói hư tật xấu. Trái lại, nó còn giúp họ có thêm niềm tinnghị lực để vượt qua bản thân. Vì họ thấy mình vẫn còn giá trị trong mắt người thương và họ còn tin tưởng tình thương chân thật luôn vượt ra khỏi sự sòng phẳng. Nên dù ta có chấp nhận hay không chấp nhận thì sự thật vẫn cứ diễn ra theo tiến trình của nó. Nếu chọn lựa thái độ chấp nhận, không tiếp tụctránh né hay chống đối nữa, tức là ta đã bắt tay vào tiến trình tìm hiểu sự thậttháo gỡ. Vấn đề dù vẫn còn đó, nhưng ta không còn thấy nặng nề và khó chịu nữa. Ta sẽ đủ kiên nhẫn tìm thêm điều kiện thích hợp để giúp nó được chuyển hóa.

Khả năng chịu đựng

Tùy vào nhận thức của mỗi người và thói quen luyện tập mà khả năng chấp nhận rất khác nhau. Có những vấn đề người khác chấp nhận một cách bình thường nhưng ta lại phản kháng kịch liệt, và ngược lại. Ngay cả chính ta cũng liên tục thay đổi mức độ chấp nhận. Có những điều tưởng chừng ta không bao giờ chấp nhận, nhưng bây giờ ta lại thấy cũng được; và có những điều ta đã từng cháp nhận một cách rất dễ dàng, nhưng sau này ta lại than chịu hết nổi. Khi chấp nhận được ta thường cho rằng tại đối tượng kia dễ thương; còn khi không chấp nhận được thì ta lại đổ thừ tại ho tăng thêm mức khó chịu. Chứ ta không hề nghĩ rằng chính cơ chế tâm thức của ta đã không còn giữ nguyên trạng thái ban đầu. Có thể nhận thức của ta đúng đắn hay lệch lạc hơn, trí tưởng tượng tạm dừng hoạt động hay phóng đại hơn, cảm xúc suy yếu hay mãnh liệt hơn, và những phiền não trong ta đã tan biến hay phát triển hon. Vì vậy, ta đừng quá tin vào sự chấp nhận hay không chấp nhận hôm nay của mình. Dù ta đang rất ổn khi thực hiện một quyết định, nhưng với thời gian thì chính ta và đối phương cũng sẽ có những chuyển biến rất bất ngờ.

Ta nên biết rằng trái tim ta luôn có khả năng chứa đựng. Trong kinh Anguttara Nikaya, đức Phật từng đưa ra hình ảnh về sự chứa đựng rất hay. Giả sử có một người lấy một vốc muối bỏ vào trong tô nước thì tô nước ấy dẽ rất mặn, đến mức không thể uống được. Nhưng nếu họ cho vốc muối ấy xuống dòng sông, dù cho cả chục ký muối, thì nước của dòng sông vẫn uống được như thường. Nước của dòng sông uống được không phải vì nó không có chứa muối. Mà vị lượng nước quá mênh mông nên với số muối ấy thì chẳng có nghĩa lý gì cả. Ai mà không có những nỗi khổ niềm đau hay khó khăn, nhưng vấn đề là trái tim mỗi người có đủ lớn để chứa đựng nó hay không. Nếu trái tim ta nhỏ mà khó khăn bên ngoài quá lớn thì tất nhiên ta sẽ không thể nào chứa đựng nổi. Một người cha quyết định từ bỏ đứa con hu hỏng vì sợ nó làm ảnh hưởng những đứa con còn lại thì không hẳn đó là một quyết định sai. Nhưng thực chất ông đã thất bại. Tình thương của người cha vốn bao la như dòng sông thì tại sao không chịu nổi nắm muốn bé nhỏ của con? Một trái tim thật sự rộng lớn thì đâu cần đòi hỏi gì thêm nơi đối tượng đang quá yếu ớt.

Ta thường hiểu lần chữ nhẫn nhục có ý nghĩa là đè nén hay cắn răng chấp nhận. trong khi ý nghĩa của nó rất hay và rất gần gũi: chịu đựng. Chịu có nghĩa là ồng ý chấp nhận; đựng có nghĩa là cái khả năng dung chứa. Chấp nhận mà không có khả năng dung chứa thì cũng như không. Dòng sông vì có cái dung lượng lớn hơn cái tô gấp chục ngàn lần, nên nó mới chứa đựng được nhiều muối. Thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói: “Có dung kẻ dưới mới là lượng trên”. Người có khả năng dung chức được kẻ khác, dù kẻ ấy có như thế nào cũng không bao giờ ghét bỏ hay loại trừ thì đó mới đích thực là người lớn, người bề trên. Cho nên, nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng tria stim để chứa đựng được những khó khăn lớn. Ta không thể nói tội tình gì mình phải nhẫn nhục. Cuộc đòi không phải lúc nào cũng thuận lợi theo ý ta đâu. Nếu ta không chuẩn bị sẵn sàng một dung lượng trái tim khá lớn, thì sẽ có lức ta phải gục ngã trước hoàn cảnh hay đánh mất người thương vì khả năng chấp nhận quá yếu kém của mình.

Điều tuyệt diệu là trái tim ta có thể mở rộng tới mức vô cùngvô lượng tâm – không có biên giới. Tam ta có thể ôm trọn trời đất này và cả vũ trụ, nếu nó phá vỡ được ranh giới của cái tôi bé nhỏ. Nhưng chẳng cần phải đi hết cả thế gian này để trải lòng ra như biển như đất thì ta mới có thể ôm hết muôn loài. Chỉ cần có thể chấp nhận bất cứ một đối tượng nào đó, thấy họ chính là một phần thân trong bản thể vô ngã của mình, thì ta sẽ không thấy mình đang cố gắng chấp nhận gì cả. Chấp nhậnnhư không chấp nhận. Có khả năng chấp nhận một cách tự nhiên như thế thì ta sẽ chấp nhận được tất cả mọi đối tượng. Đạt đến trình độ này là ta đã tìm thấy được con người chân thật vĩ đại của mình. Mọi vo thương biến hoại trên cuộc đời sẽ không còn đủ sức uy hiếp ta được nữa.

 Nắm muối không hề mặn

 Với lượng cả dòng sông

 Lỗi lầm kia bé nhỏ

 Với cõi lòng mênh mông

—————————————————————————————————-

Ghen tuông

Thương yên mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội.

Tuy một mà hai

Bản chất của thương yêu phải có tính đồng nhất. Niềm vui của ta cũng là niềm vui của người kia; nỗi khổ của người kia cũng là nỗi khổ của ta. Không có cái ước vọng của riêng anh mà em không biết; không có cái sơ thích của riêng em mà anh chẳng cần quan tâm. Anh và em khi đã kết tóc se duyên thì hai cuộc đời xem nhưmột. Cái gì xảy ra cho người này là xảy ra cho người kia. “Mình với ta tuy hai mòa một” – hai thể xác hòa quyện thành một linh hồn, một số phận, thì đó mới đích thực là tình yêu lứa đôi. “Mình” là tiếng xưng hô của ta đối với người khác, nhưng cũng để gọi người bạn đời bằng cái giọng thiết tha, triu mến. Ngay tiếng gọi đó ta đã thấy được sự sáp nhập ranh giới giữa đôi bên, cái ngã rẽ riêng biệt bị phủ lấp.

Vì thế trong quá trình thương yêu, ta phải học hỏi lẫn nhau để chọn lọc những cái chung có tính chất xây dựng một hạnh phúcchân thật, bền vững. Còn những cái riêng không hay, không dễ thương, khiến cho bên kia phải gắng sức chịu đựng thì ta phải cố gắng mau chóng thay đổi. Đồng nhất không có nghĩa là phải thay đổi tất cả để trở thành bản sao của nhau. Cái đó là hệ lụychứ không phải đồng nhất. Đồng nhất chính là hòa hợp, là không có quá nhiều xung khắc. Thế nên, fug ta và người ấy có nguyện vọng sáp nhập cuộc đời nhau thành một, hòa điệu với nhay về tính cáchlý tưởng sống, thì ta cũng đừng bao giờ quên rằng họ vẫn có những điều rất khác với ta. Họ có gia đình, bạn bè, tập quán, kiến thức, nhận xét, cảm xúc, sở thích và cả lý tưởng của riêng họ. Ta muốn thương yêu thì xin được tham dự vào cuộc đời của họ, chấp nhận và giúp đỡ. Chứ không phải ta tìm cách đẩy cuộc đời của họ ra, để đặt cuộc đời của ta vào và muốn làm chủ.

“Ta với mình tuy một mà hai”, đây là nửa phần “linh hồn” không thể tách rời của câu ca dao trên. Theo nếp sống truyền thốngcủa Việt Nam, trong nguyên tắc hạnh phúc lứa đôi, ta với mình vừa là một cũng vừa là hai. “Là một” vì muốn hướng tới sự buông xả tự do. Buông xả nghĩa là không thao túng hay giam hãm đời nhau, cho nhau không gian thênh thang để thở, để thảnh thơi, để hòa điệu với mọi người và sự sống. Đây là một thách đố rất lớn. Bởi ta thường hay nhân danh tình yêu để bắt đối tượng thương yêu nhốt vào “tháp ngà” của ta. Ta muốn họ phải say mê chiều chuộng ta, nhất nhất phải theo ý ta. Họ phải ở đó mãi cho ta, nếu có đi đâu thì cũng phải nghĩ đến ta và chỉ có ta mà thôi. Nhưng ta quá ngây thơ, vì mong muốn tự docủa mỗi người vô cùng lớn, càng bị giam hãm thì họ càng muốn thoát ly. Tiền bạc, quyền lực hay sắc dục làm sao trói buộcnổi cuộc sống của một con người, trừ phi kẻ ấy đang vướng vào đam mê. Thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội.

Cách biểu hiện đó chứng tỏ ta vẫn thấy người kia còn ở ngoài ta, họ chưa phải là một phần của ta. Trong khi người kia đâu chỉ có mỗi cái hình hài bằng xương bằng thịt. Tất cả những gì người kia đã hiến tặng cho ta ngay từ thuở ban đầu như chấp nhận, tin yêu, mong nhớ, bình yên, vững chãi, hạnh phúc… đều là những tinh hoa quý giá nhất đã đi vào trong ta và góp phần tạo nên con người của ta hôm nay. Khi ta chưa thấy được đối tượng thương yêu luôn ở ngay trong chính ta tức là ta vẫn chưa đến được đỉnh cao của tình yêu – anh là em và em cũng là anh. Đây không phải là triết lý cao siêu. Nó là một sự thật rất hiển nhiên của nguyên tắc hòa hợp bền vững, mà bắt buộc mỗi cặp muốn sánh đôi trọn đời phải thấu triệt cho bằng được. Dù đó là cả một quá trình học hỏi và luyện tập, nhưng mỗi ngày đi về hướng đó là ta đã tiến gần tới bản thể của nhau. Ta sẽ không còn quờ quạng nắm bắt những biến tướng tạm thời nữa. Ta sẽ có sức mạnh trong tình yêu.

Dìu nhau qua gian khổ

Ghen tuông là thể hiện sự đuối sức trong cái nhìn về bản thể của đối tượng thương yêu, nó sẽ làm cho tính chất mầu nhiệmcủa tình yêu sớm vội phai tàn, vô vị. Nhưng ta lại nghe mọi người thường hay nói rằng: “Có yêu mới ghen”. Điều này cũng có lý. Bởi nếu không thương yêu thì ta đâu cần tỏ thái độ muốn giành lấy người kia lại làm gì? Nhưng nếu ta rất thương yêu họ thì tại sao ta lại làm cho họ khổ sở vì những cơn ghen của ta? Sự thật là ta đang yêu chính ta đó thôi. Ta đang thương cho cái cảm xúc tổn thương và bị bỏ rơi, bị mất giá trị trong mắt người kia. Ta đã từng thấy có nhiều người đối xử rất tệ bạc với người yêu, nhưng lại quyết giữ đối tượng ấy tới cùng. Vì họ nghĩ rằng, ít nhất người kia vẫn còn là điểm tựa an toàn cho cuộc đời họ. Sự chiếm hữu đến thế là cùng!

Dĩ nhiên, trong tâm ai cũng có chứa hạt mầm ích kỷđời sống hôn nhân phải có những cam kết ràng buộc chắc chắn. Nhưng nếu ta để nó biến thành nguồn năng lượng quá lớn lấn át hết mọi nghĩa tình, thì tình yêu sẽ dễ bị rạn nứt và đổ vỡ. Bản chất của tình yêu phải luôn là sự tự nguyện. Khi người kia thoát ra khỏi ta mà họ lại thở phào nhẹ nhõm thì chứng tỏ tình cảm mà họ dành cho ta đang rất miễn cưỡng, chẳng qua là vì bổn phận hay trách nhiệm mà thôi.Chút ghen hờn tinh tế có thể làm cho người kia thức tỉnhvui sướng, vì họ thấy mình vẫn còn được thương yêu. Nhưng nếu ta để nó trở thành một cơn sốt mãn tính hay một trận cuồng phong không định hướng thì sẽ khiến người kia rất mệt mỏi, thất vọng và chán nản. Họ nhận ra cái không gian bé xíu mà ta đã quy định cho họ, và cả những màn phản ứng hạ đẳng nhất của ta trong khi giành lấy họ về và trừng phạt.

Ta không phải là đứa tre, hễ mỗi khi bị mất phần là cứ khóc ré lên hay đập phá lung tung. Ghen tuông sẽ làm ta trở nên tầm thường và xấu xí hơn, vì nó bộc lộ rất rõ bản năng tự vệ của ta. hãy bình tâm nhìn lại đời sống của người kia và chính ta. Nếu thấy ai cũng còn chìm trong vô tâm vì trôi lăn theo cuộc sống thì khó trách sao họ không làm chủ được những cảm xúcnông nổi nhất thời. Có khi họ rất thương ta và rất quý trọng mái ấm gia đình. Nhưng một khi năng lượng trong họ suy sụp mà mà ta không ngừng đòi hỏi hay rút tỉa, còn đối tượng bên ngoài cứ luôn sẵn sàng hiến tặng, thì sự phản bội sẽ rất dễ xảy ra. Họ cũng chính là nạn nhân của cảm xúc yếu đuối và lòng tham trong chính họ. Ta đã thật lòng thương yêu thì hãy cố gắng tìm cách đưa họ trở về con người dễ thương năm xưa. Khóc lóc, trừng phạt chỉ khiến họ nghĩ ta đang củng cố cái “nhà tù: cho họ. Khả năng quay trở về sẽ không khó, nếu họ nhận thấy con đường ta mở ra cho họ thật sự an toàn và ấm áp.

Thật ra, ta cũng là nạn nhân đáng thương của cảm xúc chính mình nên ta cũng cần được giúp đỡ. Đừng vì tự ái mà ta cố tránhsự thật: “Tôi mà ghen à? Anh tưởng anh là ai mà tôi phải ghen chứ!”. Nếu ta đã dùng hết cách mà vẫn không chuyển hóa nỗi cơn bão ghen tuông đang tàn phá trong ta và sắp tràn lấp ra ngoài, thì hãy nhờ người kia giúp một tay. Hãy viết một thiệp báo là ta đang rất khổ vì hờn ghen, xin hãy giúp ta lấy năng lượng độc hại ấy ra. Người kia là một người có hiểu biếttình thương thì không thể nào khước từ một lời thỉnh cầu thành khẩn như vậy. Nhân lúc họ có thiện chí quay về giúp đỡ, hãy xin họ nói cho ta biết là ta nên làm gì hay không nên làm gì để đáng yêu hơn. Nhớ đừng dùng tới cách “khổ nhục” đê khiến họ động lòng trắc ẩn hay cắn rứt lương tâm. Giải pháp đó tuy hữu hiệu nhất thời, nhưng nó thể hiện sự thấp kém của ta và làm cho họ khinh thường khi nhận ra sự thật. Sau này, họ sẽ không dễ dàng rung động trước mọi phản ứng của ta nữa. Mọi việcsẽ không còn khó khăn và phức tạp khi ta đặt nó trong tầm nhìn rộng rãi và một thời gian đủ lâu để xem xét tận tường. Kiên nhẫnchứng tích của tình yêu.

Có tời hàng trăm nghệ thuật để nắm bắt trái tim người và ta không cần phải dùng tới cách hờn ghen bóng gió để ra sức trói buộc nhau. Cách ấy làm tổn hại niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau, nên càng cố yêu ta lại càng đuối sức. Có khi ta muốn nắm tất cả hưng chẳng nắm được gì. Đó là bí quyết của cuộc sống. Ai có được chiếc chìa khóa này sẽ trở thành vị chủ nhân đầy uy lực trong khu vườn tình yêu.

 Người vẫn ở trong tôi
 Như tôi mãi trong người
 Chút ghen hờn yếu đuối
 Làm nghĩa tình phai phôi.
————————————————————————

Tha Thứ

Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứvà cả người tha thứ.

Chất liệu ân tình

Trong nguyên tắc thương yêu, đòi hỏi một bên phải có khả năng thương yêu và một bên phải thật sự đáng yêu.Nếu bên kia đánh mất tính đáng yêu, tức là họ đã tự rút lui ra khỏi mong muốn được thương yêu, thì đương nhiên không thể đòi hỏi mức thương yêu của bên này phải cố định. Tuy nhiên, lỗi không hoàn toàn thuộc về bên kia. Nếu tình thương bên này đủ chân thành, mạnh mẽ và tỏa sáng, thì sẽ dìu dắt và nâng đơc được đối tượng thương yêu của mình cùng bay lên một lượt. Vậy khi cả hai cố gắng bồi đắp, một bên cố gắng vươn lên và một bên hết lòng nâng đỡ, thì tình cảm ấy sẽ không bao giờ bị gãy đổ.

Ta biết rằng khuyết điểm lớn nhất của nền văn minh hiện đại là làm cho con người quá bận rộn. Ta không còn thời gian để nghỉ ngơi và tận hưởng những giá trị mầu nhiệm xung quanh, thì đừng nói chi đủ sức để nhìn lại chính mình và chuyển hóanhững năng lượng tiêu cực. Lúc nào ta cũng căng thẳng, mệt mỏi và đầy lo lắng cho tương lai. Một khi năng lượng suy yếuthì ta rất khó làm chủ được suy nghĩ hay hành động của mình. Một lời nói không dễ thương, hay cử chỉ vô tình làm nát lòng người khác là điều rất dễ xảy ra. Nếu chẳng may lúc ấy gặp phải những nghịch cảnh lớn lai khiến năng lượng suy giảm tới mức cạn kiệt, thì những phiền não trong ta chắc chắn sẽ tràn lấp ra ngoài. Tham lam, sân hận, si mê là những năng lượngluôn chực sẵn trong tâm một khi ta mất khả năng quan sát, nuôi dưỡng lý trí và đánh mất khả năng quan sát, nuôi dưỡng lý trí và đánh mất liên hệ với sự sống. Lỗi lầm thường phát sinh từ ấy.

Dĩ nhiên, không phải ai sống trong môi trường có quá nhiều năng lượng xấu thì cũng trở thành người xấu.

Điều đó còn phụ thuộc vào sự thông minh và bản lĩnh của mỗi người. Nhưng một đứa bé lớn lên trong hoàn cảnh nghèo túng, gia đình ly tán, chưa bao giờ được đến trường, phải thường xuyên sinh hoạt với đám người lỗ mãng để nương tựa và tìm kế sinh nhai, thì khó mà mong đứa bé ấy luôn ngoan hiền hay thành thật. Một đứa bé khác lớn lên trong những điều kiện vật chấtđầy đủ, nhưng cha mẹ lại bận lo làm giàu nên không có thời gian để gần giũ và thấu hiểu em. Thậm chí, họ thường hay cãi vã và hay bày những điều gian trá trước mắt em. Rồi họ bù đắp trách nhiệm dạy dỗ bằng cách đẩy em vào những ngôi trường danh tiếng, hay chiều chuộng theo mọi đua đòi của em. Như thế làm sao em ý thức được tinh thần trách nhiệm, hay biết nhường nhịn và tôn trọng mọi người?

Khi hay tin một nam sinh mang dao vào trường hăm dọa giết thầy cô giáo, hay một nữ sinh đã đánh bạn mịnh thê thảm rồi còn quay phim tung lên mạng thì ai mà không phẫn nộ. Ta cho đó là hành vi vô đạo đức. Ta muốn những học sinh ấy phải bị trừng phạt một cách đích đáng. Nhưng nếu ta đổ hết trách nhiệm lên vai em thì làm sao em gánh nổi. Em sẽ gục ngã và mất hết tương lai, rồi ta cũng sẽ mất dần những đứa em tiế nối ta đi về tương lai. Em là đứa trẻ dại khờ luôn muốn trưởng thànhnhanh chóng, những vì tâm lý chưa chuẩn bị nên đã bị sa ngã. Đúng ra, gia đình và nhà trường phải là môi trường lý tưởngnhất để giúp em hiểu được mình và nuôi dưỡng lý tưởng sống. Nhưng cha mẹ chỉ luôn ao ước con mình ăn học thành tại, nhà trường chỉ trông mong học sinh có học lực xuất sắc, chứ đâu có kỳ vọng hay đầu tư vào phần đạo đức của em. Giáo dụckhông thể thành công khi chỉ nhờ vào nỗ lực cá nhân. Và nếu hai môi trường được voi là nhiều dưỡng chất cho một đứa trẻ vững chải vào đời mà cũng quay lưng với trách nhiệm, thì ai sẽ giúp những đứa em ấy trở về với xã hội, với chính em đây? Ta hy vọng vào các trại cải tạo ư? Sự trừng phạtgiải pháp thấp kém nhất trong công tác giáo dục. Ta thấy thực tế chỉ có số rất ít đủ nghị lực để quay về. Số còn lại mất hết niềm tin vào cuộc sống, nên họ sẵn sàng buông xuôi và lún sâu vào cũng lầy cũ.

Trước khi trách giận những đứa em dại khờ ấy, ta hãy tự hỏi mình đã làm gì giúp các em chưa? Hay ta nghĩ đó không phải là trách nhiệm của mình nên ta vẫn đứng bên lề để mặc tình lên án, buộc tội và xa lánh? Người lớn chũng ta vẫn còn mắc phải nhiều vụng về, lầm lỡ kia mà. Dù người khác chưa hay biết hoặc phanh phui, nhưng ta không thể tự cho mình là trong sạchmà tùy tiện dán nhãn xấu xa lên đầu kẻ khác. Tron kinh Phúc Âm, Chứ Jesus đã nhắc nhở: “Ai thấy mình không có tội thì cứ ném đá vào người đàn bà này trước”. Hãy cho người kia một cơ hội để chuyển hóa, vì như thế cũng chính là ta đã tạo cho mình một lối thoát trong tương lại. Đời sống còn chìm trong vô tâm thì không thể tránh khỏi những hành vi không tự chủ. Ta cần tha thứgiúp nhau vượt qua gian khó, chứ không phải ngồi đó đòi hỏi người khác phải luôn hoàn hảo cho mình.

Làm sao có thể tha thứ?

Giả sử sự khó khăn của người kia khoảng một gang tay mà dung lượng trái tim ta có sẵn một gang rưới, thì xem như họ được chứa đựng. Nhưng nếu sự khó khăn của người kia lên tới một gang rưỡi hoặc hai gang, thì bắt buộc ta phải cố gắng để nới rộng trái tim mình lớn hơn mức khó khăn đó. Lỡ như ta đã cố hết sức rồi mà trái tim cũng chỉ giãn nỡ tới mức ngang bằng, hoặc dưới mức khó khăn của người kia thì sự nâng đỡ sẽ bất thành. Dù vậy, người kia vẫn cảm nhận được và ghi khác sâu đậm ân tình của ta. Bởi không có thứ tình thương nào cao đẹp hơn khi nó được tạo thành từ sự buông bỏ bớt những nhu cầu hưởng thụ căn bản nhất của bản thân. Ngoài ra, nó còn phải vượt qua những áp lực của hoàn cảnh xung quanh, để giúp cho đối tượng thương yêu của mình bừng tỉnh và đi tới. Ân tình ấy chỉ đến từ sự chân thành và tự nguyện, chứ không có trong gia kết hay mong đợi của đối phương. Mà tha thứ chính là đỉnh cao của ân tình.

 Nếu bình tĩnh và biết quan sát thì bao giờ ta cũng nhận thấy kẻ gây ra lầm lỗi mới là nạn nhân đáng tội nghiệp nhất. Họ có thể làm cho ta đau trong nhất thời, nhưng năng lượng sân hận hay những bế tắc tâm lý sẽ bủa vây và hành hạ họ trong từng giây từng phút. Họ càng tỏ ra cứng đầu, không biết hối lỗi, thì lại càng đáng thương hơn. Bởi không biết bao giờ họ mới tỉnh ngôi để có thể thiết lập cho mình một đời sống bình anhạnh phúc vững vàng. Vừa đánh mất niềm tin vào bản thân, vừa sợ những người thân yêu bỏ mặc, vừa không biết cách giải quyết những đỗ vỡ do chính mình gây ra, vừa lo lắng không biết tương lai sẽ đi về đâu, nên họ thường rất hoang mang và rất cần sự giúp đỡ. Họ biết họ không có tư cách để đòi hỏi gì thêm, vì ta đã từng thương yêu họ hết lòng. Nên họ chỉ còn biết trông mong vào ân tình – món quà tình cảm không suy tính, khôngdựa vào sự công bằng, không cần đáp trả từ nơi trái tim của một người độ lượng.

Khi ta đã ý thức được đây là một kẻ đáng thương hơn đáng trách thì ta sẽ không còn muốn đẩy khó khăn ấy ra khỏi ta nữa. Tức là ta đã chấp nhận phần không dễ thương của họ. Vấn đề còn lại là làm sao ta có thể chứa đựng được nỗi khổ niềm đau ấy một cách dễ dàng khi trái tim ta vẫn chưa đủ lớn? Ta rất muốn tha thứ nhưng vẫn không tha thứ được, lòng cứ quặn đau mỗi khi nghĩ đến sự hư hỏng hay phản bội của họ. Nếu ta cho rằng tha thứ là một việc dễ làm, chỉ cần cố gắng một chút là được thì ta đã lầm. Bởi ta từng bám chặt vào những nguyên tắc cứng nhắc, luôn đòi hỏi sự hoàn hào của người khác, vướng kẹt vào cảm xúc muốn được tôn kính, luôn thấy mình là kẻ cống hiến nhiều hơn, chưa có thói quen hứng chịu thiệt thòi hay hết lòng vì người khác, thì trái tim của ta sẽ rất khó nới rộng ra thêm. Ta phải có khả năng thu dọn bớt những nhu cầu thỏa mãn sự ích kỷ thì trái tim mới có chỗ để chứa đựng người khác. Nên nhớ, càng vị kỷ thì càng không thể vị tha. Bởi vị kỷchính là trở lực của vị tha.

Trong truyền thống nhà thiền có hai cách để giáo huấn học trờ, đó là: uyân. Uy tức là uy lực, là năng lực tỏa chiếu từ lối hành xử trang nghiêmgiữ gìn khuôn phép, chứ không phải là do mình la hét vào mặt người khác mà có. Còn ân chính là ân tình, là sự tận tình giúp đỡ khi người kia yếu kém hay tấm lòng bao dung độ lượng khi họ mắc phải lỗi lầm, chứ không phải do mình thương yêu đến mức vướng lụy mà có ân tình. Thật ra cái uy cũng chính là cái ân, bởi cái uy kia giúp họ một cách hết lòng, không điều kiện nên họ luôn thầm nể phục. Cũng như hiểu biếtthương yêu, cái uy và cái ân không bao giờ tách rời nhau, dù có lúc một trong hai cái được thể hiện nhiều hơn.

Mỗi khi dùng uy hay ân, ta phải rất cẩn thận. Đôi khi ta nghĩ rằng mình phải làm như thế thì họ mới thức tỉnh, mới sợ mà không dám tái phạm, nhưng kỳ thực là trong thâm tâm ta đang rất tức giận và có ý muốn trừng phạt. Hoặc đôi khi thấy người kia quá đáng thương, cần được che chởvỗ về hơn là khiển trách, nhưng thực chất là ra đang lo sợ người ấy ghét bỏ hay không còn quý mến mình nữa. Người kia đang mắc nạn và cần sự cứu giúp mà ta lại xen kẽ quyền lợi của mình vào, thì sự tha thứ ấy không còn mang tính chân thật nữa. Khi ta biết lầm lỗi này quá lớn, trong nhất thời không thẻ nào coi như nó chưa từng xảy ra, ta nên cố nuốt nước mắt vào trong để cố gắng chấp nhận mà giúp người kia một con đường. Hoặc biết trái tim mình đang đau nhức, phải cần một thời gian nữa mới có thể chấ nhận và chuyển hóa. Thậm chí, ta phải đành thú thật cho họ biết trái tim ta chỉ mở rộng tới mức ấy thôi. Tất cả những hành động ấy đều là ân tình, là sự tha thứ đích thực.

Tuy ta không phải là bậc thánh để sẵn sàng tha thứ hết mọi lỗi lầm của con người, nhưng nếu trái tim ta còn sức chứa đụng thì đừng suy tính gì thêm nữa, hãy tha thứ cho nhau đi. Tha thứ luôn là linh dược có thể chữa trị mọi nỗi khổ niềm đau cho kẻ được tha thứ và cả người tha thứ. Thà tha lầm còn hơn chấp lỡ. Lỡ khi nhận ra chính thái độ cố chấp và hẹp hòi của ta đã vô tình đẩy người kia rớt xuống tận cùng vực thẳm, thì ta sẽ ăn năn hối hận suốt đời. Còn khi phát hiện ra quyết định tha thứ của ta đã không mang lại hiệu quả thì ta vẫn còn nhiều cơ hội để cứu chuộc. Khi trái tim đang trong tình trạng giãn nở ra và ngày thêm mạnh mẽ là trái tim đã tìm đúng hướng hạnh phúc. Điều đáng sợ nhất trong quá trình yêu thương là ta đã để cho trái tim mình co rút lại, yếu đuối, không còn chất liệu linh thiêng để sẵn sàng rung cảm trước những tiếng kêu thương của cuộc đời.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã từng tin tưởng tuyệt đối vào sự chuyển hóa kỳ diệu nơi trái tim con người: “Trái tim cho ta nơi về nương náu/ Được quên rất nhiều ngày tháng tiêu điều(Hãy yêu nhau đi).

 Xin có mặt cho người
 Bằng tất cả trong tô
 Phút giây này tỉnh thức
 Với ân tình chưa vơi
——————————————————————————————

Sòng Phẳng

Tại sao ta cứ mãi than phiền và dòi hỏi cuộc đời, mà có bao giờ ta tự hỏi cuộc đờicần gì nơi ta?

Công bằng hay sòng phằng?

Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay. Tuy người ta căn cứ trên số buổi hay số ngày làm để quy định mức công bằng, nhưng họ lại không khắt khe phân biệt năng lực làm việc của mỗi người. Thậm chí khi đang làm trả công, nếu ta bất ngờ ngã bệnh hay gia đình có việc khẩn cấp nên ta phải ngưng làm thì họ vẫn châm chước. Họ vẫn tính tròng phần công cho ta. Ngược lại, lỡ mùa màng thất bát nên họ không thể trả công cho ta thì ta vẫn vui vẻ chờ mùa vụ sau, hoặc miễn cho họ luôn cũng được. Người dân quê hiểu rằng sự trao đổi ấy chỉ có tính tương đối, không phải hẽ người kia giúp mình và mình giúp trả lại là xong hết. Cái tình cái nghĩa vẫn còn đó, không bao giờ trả hết được.

Thời đại văn minh bây giờ người ta quan niệm về sự công bằng rất lạ lùng. Khi một người nào đó tận tình hướng dẫn ta vào nghề trong những bước đầu nhiều bỡ ngỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lời cho ta trong công việc làm ăn, hay chia dẻ trong những lúc ta gặp nguy khốn, thì ta lập tức tặng cho họ một món quà đắt tiền hoặc ta sẽ mời họ đi ăn trong một nhà hàng sang trọng là coi như đã trả xong. Không ai nợ ai nữa. Nhưng nếu người kia đã từng giúp đỡ ta một cách không vụ lợi, bằng tất cả tấm chân tình, mà ta lại xem nó ngang bằng với những món vật chất vô tri kia thì đừng hỏi tại sao họ lại bị tổn thương. Thà ta không làm như thế còn hơn, vì họ nghĩ ta vẫn luôn gìn giữ ann nghĩa ấy trong lòng. Món quà hay bữa ăn đó sẽ được vui vẻchấp nhận, nếu họ thấy được ý nghĩa của nó trong suy nghĩthái độ của ta. Có người cho rằng như vậy là không sòng phẳng. Nhưng họ vẫn chấp nhận được, dù mãi sai này ta vẫn không có cơ hội để bù đắp. Bởi họ không có chủ trương trao đổi công bằng ngay từ buổi đầu, nói chi là sòng phẳng.

Ý niệm sòng phẳng thường dễ bị nhầm lẫn với công bằng. Anh được một và tôi cũng được một, hay anh cho tôi hai thi tôi cho anh hai, đó là công bằng. Nhưng còn tùy thuộc vào mỗi xã hộithời đạiquy luật công bằng sẽ được thể hiện khác nhau. Sự công bằng thường được quy định trên mức cảm xúc. Cho nên, có khi người ta tự quy định mức công bằng nếu hai bên tự thỏa thuận giá trị tương xứng giữa vật trao đổi, mà không cần tuân theo quy ước chung của cộng đồng. Thí dụ, một trái bí đao có thể đổi với hai trái mướp đắng, một chuyến đò ngang có thể đổi với sáu câu vọng cổ; một lời hứa chân tình có thể đổi lấy ba tram sáu mươi lăm ngày chờ đợi. Tuy sự trao đổi ấy được coi là công bằng, nhưng đôi bên đều ngầm hiểu rằng người kia vì cảm tình mới chấp nhận trao đổi như vậy, nên khi nào có cơ hội thì mình sẽ bù đắp thêm. Trong khi sòng phẳngloại bỏ ý niệm muốn bù đắp, trả như thế là đủ, chấm hết.

Dĩ nhiên trong thương trường rộng lớn, người ta cần phải có sự rành mạch về những giá trị vật chất lớn để trao đổi, nên đã thiết lập ra chế độ tiền tệ để đơn giản hóa và mở rộng thương mại. Vì thế, sự sòng phẳng đã vô tình trở thành quy luật. Nhưng biết bao công lao khổ nhọc mới làm ra được bát cơm trắng tinh mà chỉ đổi ngang với vài đồng bạc thừa thì không thể gọi là công bằng được. Sòng phẳng lại càng phi lý. Nên nhớ, sự trao đổi không bao giờ là tuyệt đối, tất cả chỉ là ước lệ. Cho nên người ta đã sai lầm khi cho rằng sự thảnh thơi, thật thà hay nhường nhịn là những yếu tố nguy hại đến kinh tế và cần phải loại trừ. Trong nguyên tác vận hành tự nhiên của vũ trụ, mọi sự vật đều không ngừng nương tựa vào nhau để tồn tại. Do đó, sự biệt lập và sòng phẳng sẽ không bao giờ xảy ra dù con ngườicố tình nhồi nặn ra nó để phục vụ cho quyền lợi íchkỷ của mình.

Làm sao trả hết những ân tình

Có những con người thấy mình đã làm tròn bổn phận khi mỗi tháng chu cấp đầy đủ thực phẩm và thuốc men, hoạc mua được căn nhà khang trang cho cha mẹ. Nếu khi cha mẹ cần họ thường xuyên lui tới, hay giúp đỡ vài việc vạt vãnh thì họ lại than phiền tại sao họ phải làm quá nhiều như thế. “Cha mẹ thương con biển hồ lai láng/ Con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày“, hai câu ca dao ấy vẫn là thực trạng đau lòng trong bất cứ thời đại nào, nhất là hiện nay. Kkhi người ta bị cuốn hét vì danh vọng, họ sẽ dễ dàng coi nhẹ hay gạt bỏ những yếu tố khác mà họ cho là bất lợi. Nhưng được thương yêu và chăm sóc cha mẹchẳng phải là một quyền lợi sao? Chẳng phải có biết bao kẻ mồ côi trong thế gian này rất thèm có cha mẹ để được thương yêu và chăm sóc, dù phải đánh đổi bất cứ thứ gì thì họ cũng sẵn sàng chấp nhận cả. Chắc là phải đợi đến khi ta có con, phải hy sinh vất vả trăm bề, nhất là khi con ta đau yếu hay ngỗ nghịh, thì ta mới thấm thía hết ân tình của cha mẹ dạnh cho ta, khi đó mới thấy ý niệm “trả xong nợ nần” cho đấng sinh thành là quá dại dột.

Trong quan hệ hôn nhân cũng vậy, ta cũng muốn có sự sòng phẳng để ta có cảm giác không bị lợi dụng hay hy sinh một cách vô nghĩa. Tôi làm cái này thì anh phải làm cái kia, tôi trả tiền rồi nên bây giờ tới phiên em; tại sao tôi phải lo nhiều thứ còn anh suốt ngày cứ phè phởn; em chỉ biết lo cho gia đình của em thì đừng trách anh bỏ bê công việc nhà; anh mà làm khổ tôi thì tôi sẽ làm khổ anh… Vì thế khi hôn nhân đổ vỡ, người ta mau chóng xem nhau như hai kẻ xa lạ, không cần biết tới sự khó khăn hiện tại của nhau. Họ từng yêu nhau thắm thiết rồi bỗng trở thành thù ghét nhau, không muốn nhìn nhau dù vô tình gặp mặt. Tệ đến nỗi, họ lên mặt báo để bôi nhọ danh dự hay đơm đặt những điều gây bất lợi cho nhau. Điều đau lòng nhất là khi phân chia tài sản, họ luôn đòi hỏi sự rạch ròi, sòng phẳng. Bao năm tình nghĩa vợ chồng phút chốc bỗng tan thành mây khói khi ai nấy đều muốn tranh giành phần lợi, phần phải, phần thắng về mình.

Tất cả những phản ứng trên đều thể hiện sự ích kỷ hẹp hòi, chứ không phải là sự công bằng hợp lý. Tài sản thì có thể phân chia đồng đều, nhưng ân tình làm sao đong đếm được mà phân chia? Tuy chuyện tình đã đi vào đoạn kết, nhưng dù muốn dù không thì tất cả những gì ta đã cho nhau sẽ theo nhau mãi suốt đời. Nếu ta còn nợ quá nhiều ân tình với người này thì chắc chắn ta sẽ phải trả cho người khác. Bởi tất cả đều nằm trong vòng nhân quả chập chùng và hiển nhiên xưa nay của trời đất mà không ai có thể thoát được.

Chiếc là không bao giờ nghĩ rằng nó có thể trả hết nợ ân tình của cây, dù nó đã hết lòng hấp thụ ánh nắng mặt trời để khổ công tinh chế nhựa thô thành nhựa luyện nuôi cây. Vì chiếc lá đã quan sát và thấy được sự thật là nó chưa bao giờ ngừng tiếp nhận tình thương yêu của cây. Dù cây có già cỗi, nhưng cây cũng vẫn cố gắng cắm sâu những chiếc rễ xuống lòng đất để hút chất khoáng về nuôi chiếc lá. Giả sử chiếc lá có trả được ân tình của cây thì nó cũng không thể nào trả hết nổi ân tìnhcủa mặt trời, gió, nước, khoáng chất, phân hữu cơ, côn trùng và cả vạn vật xung quanh. Tất cả những yếu tố ấy có vẻ như nằm ngoài chiếc lá, nhưng chúng vẫn đang từng giờ từng phút nuôi dưỡng chiếc lá. Chiếc lá chỉ còn cách sống sao cho trọn kiếp sống, sống cho thật dễ thương và làm tốt trách nhiệm của mình. Ta có khác gì chiếc lá đâu. Ta cũng không bao giờ trả nổi những ân tìnhcuộc đời này đã trao tặng cho ta, bằng trực tiếp hay gián tiếp. Vậy tại sao ta cứ mãi than phiền và đòi hỏi cuộc đời, mà có bao giờ ta tự hỏi cuộc đời cần gì nơi ta?

  Như dòng sông trôi mãi
 Luôn chở nặng phù sa
 Có bao giờ em hỏi
 Đời cần gì ở ta?
—————————————————————————————————

Nâng đỡ

December 23, 2011 at 2:02am

Cuộc đời dù không chỉ toàn mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp của tình thương bao giờ cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão.

Bàn tay từ ái

Khi ta rơi vào vũng lầy khổ đau tuyệt vọng hay hoang mang trước những khúc quanh của cuộc đời, thật không có gì quý giá cho bằng ngay trong lúc ấy có một cánh tay vững chãi đưa tới cho ta tựa vào và truyền thêm cho ta sức mạnh. Bàn tay ấy không phải là phép mầu. Nhưng bàn tay ấy có chứa năng lực của tình thương, nên nó đã có mặt một cách hợp lý và kịp thời để xâu kết những điều kiệncó sẵn của một sức sống tiềm tàng trong ta bừng dậy. Đó là bàn tay nâng đỡ mà ai cũng cần ít nhất vài lần trong đời. Bởi có mấy ai luôn mỉm cười thanh thảntrước những khó khăn lớn lao hay biến động bất ngờ của cuộc sống.

Khi em ngã thì anh nâng, khi anh ngã thì em nâng, nếu em và anh có tình thương và có sẵn khả năng để nâng đỡ. Dù đó chì là một hành động lắng nghe chăm chú, một lời động viên an ủi vỗ về, một thái độ cảm thông mà hông nỡ trách móc hay buộc tội, thì cũng góp phần chữa trị cho vết thương trong ta rất nhiều. Năng lực của sự nâng đỡ rất màu nhiệm. Nó vừa giúp ta củng cố lại niềm tin nơi bản thân sau cơn đau thất bại, vừa giúp ta tin tưởng thêm vào tình thương là điều có thật trên cõi đời này. Ta không thể nói ta không cần ai hết, vì xưa nay ta chưa từng đứng riêng một mình mà có thể tồn tại được. Sự thật, là ta chưa từng ngưng tiếp nhận năng lượng tin yêu từ những người thân, cũng như chưa bao giờ thiếu đi sự tương trợ của vạn vật xung quanh, dù có khi ta không nhìn thấy chúng bằng hình tướng. Vậy mà trong những lúc tự ái hay vì muốn khẳng định mình, ta đã dại dột tuyên bố những điều hết sức nông cạn như thế.

Cho nên, những khi thấy mình đang rất an ổn và vũng chãi thì ta hãy nhìn xung quanh mình và nhìn xuống thật gần để xem có ai đang cần tới bàn tay nâng đỡ của ta không? Đó là thái độ của một người trải nghiệm, đã từng thấm thía nỗi đau tột cùng khi không kịp lấy lại sức vì vấp ngã. Và đó cũng chính là thái độ của một người hiểu biết, nẵm vững nguyên tắc điều hợp của vạn sự vật trong trời đất này: có cái này nên mới có cái kia, cái kia tàn hoại thì cái này cũng không còn nguyên vẹn. Nên tuy ta đưa cánh tay tới để nâng đỡ đối tượng kia nhưng kỳ thực là ta cũng đang nâng đỡ chính bản thân mình; tuy ta đang tạo ra những năng lượng an lành để bảo vệ mầm sống cung quanh nhưng đích thực là ta đang bảo vệ đời sống yên ổn cho hiện tạivà cả tương lai của mình. Vì vậy, cánh tay nâng đỡ ấy phải là cánh tay của từ ái, của tình thương không điều kiện hoặc rất ít điều kiện.

Khả năng vào vai

Một lần nọ, tình cờ trôi trông thấy một thiếu nữa loay hoay bên bờ hồ để tìm cách cứu một con cò đang mắc nạn. Có lẽ đêm qua trong lúc cặm cụi săn mồi, con cò đã vô ý vướng đầu vào túi nylon chứa đầy nước. Chắc nó đã vùng vẫy rất nhiều nên trông nó rất mệt mỏituyệt vọng. Thiếu nữ ấy vì quá sốt ruột nên không thể chờ tôi nghĩ cách, cô liền nhảy xuống hồ trước. Không ngờ, cô làm cho mặt nước xáo động nên con cò hoảng vía bay đi. Nhưng chỉ được vài sải cánh, nó lại rớt xuống. Cách chỗ con cò đứng còn khá xa nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự run rẫy vì sợ hãi của nó. Thiếu nữa ấy cũng không chùn bước, cô hăng hái xắn quần lội nhanh tới chỗ con cò với hy vọng sẽ tóm được nó để giãi cứu. Lần này nó cũng bấn loạn vỗ cánh bay đi, nhưng mất dạng.

Tôi tin con cò chắc không bay đâu xa, vì nó đang rất đuối sức. Quả thật nửa giờ sau, tôi và cô ấy đã tìm thấy nó đứng nép dát dưới một lùm cây to. Lần này, tôi đề nghị cô hãy để tôi thử sức. Tôi đặt từng bước chân của mình xuống mặt hồ một cách bình thản như tôi vẫn thường bước đi một mình trên những con đường tĩnh lặng. Tôi không lo lắng hay không nôn nóng gì cả, vì tôi tin rằng nếu con cò cảm nhận được “tín hiệu” tình thươngnăng lượng bình an của tôi đang hướng tới nó thì nó sẽ cho tôi cứu giúp. Thật kỳ diệu, con cò vẫn đứng yên đó quan sátđồng ý cho tôi tới gỡ túi nước nặng trĩu trên đầu của nó ra. Tôi đã gọi thiếu nữ ấy tới sờ lên con cò một chút cho thỏa lòng, rồi để nó bay về tổ ấm. Nhìn dáng cò bay đi, cô ấy mỉm cười tự nhủ: “Cứu một con cò cũng không phải dễ!”.

Trong chúng ta chắc ai cũng đã từng cứu giúp người khác trong cơn nguy khốn, nhưng không phải lần nào ta cũng thành công. Nhiều khi nguyên nhân lớn nhất chính là thiếu sự thấu hiểu và cảm thông nhau. Thế nhung, ta thường nghĩ tại người kia khó chịu và cứng đầu quá, đang gặp khó khăn và cần được giúp đỡ mà lại không tỏ vẻ quy phục thì có chết cũng đáng lắm. Nhưng ta cũng không nỡ bỏ mặc họ, nên đành giúp đỡ trong sự miễn cưỡng. Và rồi kết quả có khi càng tồi tệ hơn. Đâu phải nhân danh tình thương là ta có thể làm gì thì làm mà không để ý đến cảm nhận hay tình trạng hiện tại của đối phương. Cũng như con cò tuy muốn thoát nạn, nhưng chưa chắc nó muốn được giúp đỡ. Nó có lòng kiêu hãnh của nó. Bản thân nó không cần bất cứ sự xót thương nào, nếu nó không phải vướng vào tai nạn khốn đốn như lần này. Nếu sự giúp đỡ ấy không đáng tin cậy, có thể đó là một thái độ khinh miệt hoặc gạt gẫm thì nó thà chất còn hơn. Nó cần sự tôn trọng dù nó đang gặp nạn. Vì vậy, nếu ta không có khả năng “vào vai” của con cò để hiểu thấu hết khó khăn và tâm trạng của nó thì ta sẽ mãi là kẻ đứng bên lề câu chuyện.

Nhớ hồi nhỏ, ta chạy nhảy vô ý vấp phải cái ngạch cửa nên té nhào và khóc ré lên. Bà của ta liền chạy tới dỗ dành, bênh vực, và còn la rầy cái ngạch cửa sao dám làm cháy bà té đau như vậy. Khi ta hết đau nhức và sợ hãi, bà sẽ khuyên ta đi đứng cho cẩn thận, chứ không hề trách giận hay đánh đập gì cả. Sở dĩ bà có thể thấu hiểu được tâm trạng của cháu bà lúc đó vì bà đã từng là bé thơ và lại có rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc bé thơ. Bà có thể buông bỏ dễ dàng cái vai người bà đầy thẩm quyền, để đặt mình vào tâm trạng đang đau đớnsợ hãi của cháu. Đó là tài năng đích thực của một người làm công tác cứu hộ. Điều này ta phải học tập và trãi nghiệm rất nhiều chứ không thể tưởng tượng mà có thể làm được. Cũng như một diễn viên dù có sẵn năng khiếu, nhưng phải được đào tạo qua trường lớp thì họ mới có thể hóa thân vào nhiều vai diễn được. Đối với những vai lạ và phức tạp, họ còn phải tìm tòi học hỏi thêm kinh nghiệm của người diễn trước và cả trong thực tế đời sống thì mới có thể thấy hiểu và lột tả hết tâm trạng nhân vật.

Vì vậy muốn vào vai, dù ít nhất là một vai, để có thể thấu hiểu hết nỗi khổ niềm đau của người thương mà biết cách cứu giúp, ta phải nhìn kỹ lại thiện chí và khả năng của mình. Dù thiện chí muốn cứu giúp của ta rất mạnh mẽ, nhưng nếu ta vẫn luôn tỏ vẻ “bề trên” của một kẻ đang rất vũng vàng và rất trong sạch thì chứng tỏ ra chưa thoát được vai của mình. Muốn phát triển khả năng vào vai, ta cần hội đủ ba điều kiện. Một là ta đã từng trải qua chính khó khăn ấy. Hai là ta phải biết quan sáthọc hỏi kinh nghiệm ở người khác. Ba là ta có khả năng buông bỏ bớt cái tôi tự mãn của mình để sẵn sàng làm người bạn thân luôn biết tôn trọng và lắng nghe. Dù ta có đủ kiến thức hay kinh nghiệm để biết được tình trạng của họ, nhưng nếu tâm ta còn âm ỉ năng lượng giận hờn hay muốn trừng phạt thì hiệu quả cũng không thể xảy ra. Bởi yếu tố khó nhất vẫn là thiếu sự chấp nhận hợp tác của đối phương. Nói chung, phải có thương yêu lẫn hiểu biết thí mới cứu giúp được.

Cần nhau một tấm lòng

Trong tình thương không có chỗ cho sự tự ái. Dù người kia có đối xử với ta như thế nào thì ta cũng vẫn cứu giúp, nếu ta thật sự có tình thương với họ. Tại sao ta muons người kia phải làm cái gì đó cho ta thì ta mới chịu cứu giúp, khi ta đã thấy rõ tình trạng khốn khó của họ và con tim ta đã rung động chân thành? Họ đang đuối sức và đang rất cần ta, chứ họ không thể phục vụ gì thêm cho ta nữa. Ta hãy giữ vũng niềm rung cảm chân thành ban đầu ấy, đừng để ý niệm ích kỷ chen vào, đừng để những lời bàn tántrách nhiệm làm khuynh đảo. Nếu thấy mình vẫn còn đủ năng lực thì hãy chia sớt cho họ một phần. Phần chia sớt ấy không chỉ khiến họ được hồi sinh, mà còn giúp tâm từ trong ta được thoát thai.

Ta cũng đưng vội nản lòng mà bỏ cuộc khi thấy mình đã hết lòng nâng đơc rồi mà sao người kia vẫn chưa chịu thay đổi. Một sự chuyển hóa bao giờ cũng hội tụ rất nhiều điều kiện, không thể chỉ dựa vào mỗi phần nâng đỡ riêng ta mà khiến nó xảy ra được. Đó là chưa xét đến phần nâng đỡ ấy có mang lại giá trị thiết thực hay không nữa. Huống chi, những điều kiện để tạo nên sự chuyển hóa trong người kia vẫn đang xảy ra à một số điều kiện khác cũng đang trên đường đi tới. Ta hãy kiên nhẫnchờ đợi và không ngừng gởi tới cho họ thái độ nâng đỡ. Biết đâu những điều kiện sau cùng để làm nên sự thay đổi lại chính là niềm tin mãnh liệt mà họ đã dồn hết về phía ta. Ta đã thương và muốn cứu giúp thì xin đừng rút cánh tay lại. Cuộc đời dù không chỉ toàn mùa đông, nhưng một ngọn lửa hồng ấm áp của tình thương bao giờ cũng cần cho những trái tim lạc loài sau cơn bão.

 Thắp lên ngọn lửa hồng
 Ấm áp cả trời đông
 Giữa cõi đời lạnh lẽo
 Cần nhau một tấm lòng.
——————————————————-———————————————

Cô Đơn

Bí quyết hay nhất để chuyển hóa nỗi cô đơn chính là hãy tìm thấy hóa thân của mình trong tất cả những đối tượng liên quan đến cuộc đời mình.

Những bức tường vô hình

Một trong những bất hạnh lớn nhất của đời người, đó là không tìm ra được một đối tượng có thể chia sẻ và cảm thông với mình trong bất cứ lức nào, về những điều thầm kín hay cả những cảm xúc vui buồn. Trạng thái chơi vơi như bị tách biệt ấy gọi là nỗi cô đơn.

Dù ta đang sống chung với những người thân trong gia đình hay không thiếu những người bạn tốt xung quanh, nhưng dường như giữa họ và ta luôn có những bức tường vô hình ngăn cách. Nó khiến cho đôi bên không thể hết lòng khi đến với nhau nên không thể hiểu thấu nhau được. Bức tường ấy có thể chỉ là tính cách, sở thích, kiến thức, quan điểm sống hay cả vị trí trong xã hội. Nhưng đôi khi chính ta là chủ nhân của bức tường ngăn cách ấy, vì ta đã không dễ dàng tin tưởng để chấp nhận mọt người mà ta chưa thấy hết sự chân tình của họ. Ta đã tự làm khổ mình bằng cách tự ban cho mình một vị trí đặc biệt, mà phải một người bản lĩnh và thiện chí lắm mới có thể trèo qua nổi bức tường kiên cố ấy.

Cuộc sống ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, ai cũng cố gắng tranh thủ tích cóp tiền bạc hay củng cố địa vị để tôn vinh cái tôi của mình, để thấy mình có giá trị, nên sự cạnh tranh và đối nghịch luôn là hệ quả tất yếu. Chính vì thế mà ta luôn sống trong tình trạng phòng thủ. Theo ta, người nào càng thân thiết thì càng có nhiều khả năng lợi dụng hay triệt tiêumình. Từ đó, không gian tự do của ta ngày càng bị thu hẹp lại, sự tự nhiên và vởi mở cũng bị giới hạný niệm về tình thâmhay tinh thần tương trợ đã trở thành thứ lỗi thời, xa xỉ. Cho nên, chưa bao giờ con người cảm thấy đời sống tẻ nhạtvô vịnhư bây giờ. Càng tiến tời đỉnh cao danh vọng thì càng bị tách biệt với mọi thứ. Thật nghịch lý, trong khi ta luôn tìm cáchsống tách biệt với mọi người hay không bao giờ tạo cơ hội để mọi người tiếp cận với mình, nhưng ta lại luôn than van sao không ai chịu thấu hiểu hay thân thiết với mình.

Nhưng ai sẽ hiểu ta đây khi ta vẫn còn quá nâng niu bảo vệ cái tôi của mình, nhất là ta vẫn chưa sẵn lòng để hiểu kẻ khác? Muốn người khác đến với mình và hiểu mình thì phải mở rộng dung ượng trái tim ra để có chỗ cho họ tham dự vào. Dù ta rất cố gắng yêu thương cho thật lòng, nhưng nếu ta vẫn khư khư giữ nguyên thái độ bảo thủ của mình, vẫn không sẵn lòng chia sẻ và nhiệt tình nâng đỡ, vẫn dễ bị tự ái tổn thương, thì ta vẫn chưa phá vỡ được những bức tường kiên cố ích kỷ của mình. Ngay cả khi ta thấy tình yêu đáng rất mặn nồng, ai cũng hết lòng với nhau, nhưng khi vừa tách rời khỏi nhau vài giờ là ta lập tức rơi vào những khoảng trống chơi vơi, lạc lõng. Tình yêu như thế thực chất chỉ là sự trao đổi cảm xúc, tìm đến nhau cũng chỉ để giúp bản thân xoa dịu bớt nỗi cô đơn mà thôi. Khi ta chưa thấy được giá tri đích thực của nhau, càng quấn vào nhau sẽ làm cho khoảng trống tâm hồn càng lớn thêm. Cho nên, càng yêu ta lại càng thấy cô đơn.

Người ta hay nói: “Cô đơn là quê hương của thiên tào“. Đó là vì thiên tài thường hay sống trong âm thầm lặng lẽ để khám phá, sáng tạo. Nhưng lý do chính là vì họ không tìm được đối tượng có cùng tầng nhận thức để chia sẻ và cảm thông. Tuy nhiên, sự nổi trội đặc biệt ấy chỉ thể hiện ở một lĩnh vực nào đó thôi, còn những lĩnh vực khác thì thiên tài vẫn cần phải tiếp cận và học hỏi thêm với mọi người xung quanh. Thiên tài đâu hẳn là người hoàn hào hay không cần tình cảm. Cho nê, thiên tài chỉ thật sự cô đơn khi họ thấy mình thật phi thương còn mọi người thì quá tầm thường.

Đối với những người trải qua nhiều phen thất bại, họ rất dễ mất niềm tin vào cuộc sống và cả chính bản thân mình. Lúc nào họ cũng cảm thấy như ình chẳng có chút giá trị nào trong mắt người khác. Thái độ tự ti mặc cảm cũng khiến họ tách biệt với mọi người, làm bạn với nỗi cô đơn. Nói chung, khi vướng vào tâm lý tự tôn hay tự ti thì ta đều cảm thấy mình không thể hòa nhập một cách bình đẳng với mọi người. Nhưng ta lại nghĩ tại số phận mình vốn phải chịu cô đơn.

Người biết sống một mình

Thật khó tin rằng nguyên nhân ddauw ta tới sự cô đơn chính là do thái độ sống của ta. Suy gẫm kỹ ta sẽ thấy đó là sự thật. Ta hãy thử mở lòng ra làm quen với một người. Dù họ không thể đem tới cho ta niềm an ủi nào, những ít ra họ cũng cho ta ít nhiều kinh nghiệm để ta xây dựng tốt hơn những mối quan hệ sau này. Muốn có một người bạn tốt thì ta hãy là người bạn tốt trước đã. Đừng trông chờ vào vận may hay ngồi đó gặm nhấm nỗi cô đơn bất hạnh của mình một cách đáng tội nghiệp. Đó là thái độ yếu đuối và thất bại không nên có. Ta có thể vượt qua nó bằng cách thu lại bớt những bức tường ngăn cách không cần thiết, để tạo cảm giác dễ chịu và gần gũi cho mọi người xung quanh. Hãy mở lòng ra một cách không phân biệt. Trong một ngàn người thế nào ta cũng tìm được một người.

Ta cũng đừng quá vội vã tìm kiếm cho mình một đối tượng ưng ý khác ngay khi mình vừa mới thất bại tình cảm. Một con thú khi bị trúng thương thì nó phải lập tức rút về hang để chữa trị. Có khi nó phải chấp nhận ngưng săn mồi cả tháng trời để nằm yên và tự liếm vết thương của mình. Nếu nó không thể kiềm chế được sự thèm khát thì chắc chắn nó dẽ bị con thú khác tấn công, hay chính vết thương đang mang sẽ hủy diệt nó. Trốn chạy khỏi nỗi cô đơn cũng chính là thái độ khước từ chữa trị vết thương lòng của mình. Dù ta chẳng có mang vết thương nào lớn lao từ sự thất bại, nhưng nếu ta cảm thấy cô đơn lạc lõng mà không thể đứng vững được thì đó cũng đã là một bệnh trạng tâm lý rồi. Nó khiến ta không thể sống sâu sắc và an ổntrong thực tại. Do đó, muốn trở thành một con người vững chãi thì ta hãy tập đối diện với sự cô đơn của mình. Ta cần thấu hiểu nó như thế nào và thật sự muốn gì. Thật ra, chính sự cô đơn đã mang lại cho ta một cơ hội quý giá để tìm về chính mình. Vì khi ngồi đối diện mãi với chính mình bằng tâm trạng bình yên và thái độ khám phá, thế nào ta cũng tìm thấy sự thậtsâu xa về con người của mình.

Cụ Nguyễn Du ddax khuyên rằng: “Chọn người tri kỷ mộ ngày được chẳng?” (Truyện Kiều). Muốn có người tri kỷ thì không thể “chọn” trong một thời gian ngắn ngủi được. Phải gần gũi, va chạm, chia sẻ, cảm thông, chấp nhận, nhường nhịn, buông bỏnhững cố chấp hay thành kiến, rồi phải kính trọngthương mến nhau nữa, thì mới trở thành tri kỷ của nhau được. Tuy nói “chọn” mà kỳ thực không phải chọn, vì tri kỷ không bao giờ là đối tượng có sãn cho ta. Thỉnh thoảng, ta cũng gặp vài người ra vẻ rất hiểu ta ngay từ buổi đầu. Họ nắm bắt những suy nghĩ hay ước vọng của ta rất nhanh, gây cho ta cảm giác như là đã từng thân quen nhau lâu lắm rồi. Nhưng thật ra, chỉ vì người ấy khá thông minh nhạy bén, hoặc do ta đã phơi bày tâm ý của mình quá rõ ràng, hay do ta và họ có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, còn rất nhiều lớp tâm lý phức tạp sâu kín bên trong nữa mà phải đợi đủ điều kiện nó mới hiển hiện ra. Vì vậy, dù ta tài năng cỡ nào thì cũng phải nhường cho sức mạnhthời gian. Nó sẽ tháo xuống những bức màn bí mật của nhau.

Khi đã là tri kỷ của nhau thì ta phải thấy được người kia luôn có mặt trong ta và ta cũng luôn có mặt trong họ. Bởi tất cả những ân tình ta đã trao cho nhau cũng chính là một phần thân thể của nhau. Đạo Phật thường gọi đó là hóa thân. Nếu ta không thấy được hóa thân của nhau thì ta vẫn chưa tiếp xúc được cái tổng thể – tức con người chân thật của nhau.

Cũng như trong bài thơ Thề non nước của Tản Đà, non hờn trách nước đã quên lời thề ước nên cứ bỏ non mà đi mãi, làm cho non phải chịu cảnh mòn mỏi trong cô đơn: “Nhớ lời nguyện ước thề non/ Nước đi chưa lại, non còn đứng không/ Non cao những ngóng cùng trong/ Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày“. Nhưng tại non không chịu nhìn kỹ, nhìn bằng con mắt vô tướng để vượt qua cái hình hài cũ kỹ của nước. Vì bây giờ nước đã biến thành mây bao phủ quanh non mỗi ngày mà non không hề hay biết. Và đám mây kia dẫu có tan biến đi thì nó cũng sẽ hóa thành mưa để làm xanh tốt những nương dâu dưới chân non – “Non cao đã biết hay chưa?/ Nước đi ra bể lại mưa về nguông“, “Nước kia dù hãy còn đi/ Ngàn dâu xanh tố non thì cứ vui“. Nương dâu ấy cũng chính là một phần thân của nước, nón không nhìn thấy đó là lỗi của non. Nước không thể giữ nguyên trạng thái cho non mãi được. Bởi bản chất của nước là vô thường – không ngừng biến đổi.

Cho nên, bí quyết hay nhất để chuyển hóa nỗi cô đơn chính là hãy tìm thấy hóa thân của mình trong tất cả những đối tượng liên quan tới cuộc đời mình. Càng mở lòng ra để chia sẻ và nâng đỡ mọi người một cách không điều kiện thì ta sẽ càng thấy con người mình rộng lớn hơn. Cô đơn có thể là quê hương của thiên tài, nhưng cũng có thể là ngục thât của những kẻ chưa định vị được mình trong cuộc sống và luôn trông chờ vào sự nâng đỡ của cuộc sống. Khi nào ta vẫn chưa hóa giải được nỗi cô đơn thì ta vẫn chưa tìm thấy những tháng ngày bình yên và hạnh phúc thật sự. Bởi người hạnh phúc là người không cô đơn. Dù đang sống một mình, nhưng họ luôn thấy tất cả đều là bạn bè thân thiết.

 Cô đơn trong phút giây

 Thấy núi sông cách biệt

 Giọt sương trên lá cây

 Bóng hình ai tiền kiếp?


TẠ ƠN

Nếu chúng ta luôn biểu lộ lòng biết ơn với nhau thì vết thương nào cũng chữa lành, khó khăn nào cũng vượt qua và đỉnh cao nào cũng vươn tới.

Vun đắp cội nguồn

Dạo đức truyền thống Việt Nam thường hay nhắc nhở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Khi cầm trái cam lên, có bao giờ ta tự hỏi trái cam này từ đâu mà ra vậy? Ừ thì từ cây cam. Đó là cách trả lời rất đơn giản của ta. Nhưng sự thật là trái cam đang có mặt trên tay ta phải trải qua một quá trình sống gian nan không thua gì một kiếp sống của bất cứ sinh vật nào. Bắt đầu từ hạt cam, rồi phải hấp thụ vô số yếu tố của thiên nhiên thì nó mới trở thành cây và cho ra lá, ra hoa, ra trái. Rồi phải nhờ vào tình thương của nước, của gió, của mặt trời, của khoáng chất và đặc biệtlà của người trồng trọt thì trái cam mới trở thành thực phẩm bổ dưỡng cho ta hôm nay. Mặc dù trong câu tục ngữ ấy chỉ nhắc ta hãy nhớ đến công sức của người đã trồng cây, nhưng kỳ thực là muốn khơi dậy lòng biết ơn trong ta với tất cả những điều kiện đang không ngừng nuôi dưỡng ta.

Cũng như câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là nhắc nhở ta mỗi khi mở vòi nước ra để uống hay tắm rửa, hãy dừng lại và tự hỏi rằng nước từ đâu tới đây cho ta quá nhiều tiện ích đến như vậy. Đừng tưởng có tiền trả mỗi tháng là ta có quyền phung phí, hay xem sự có mặt của nước là hiển nhiên. Một ngày không có nước thì ta sẽ sống ra sao? Và hiện tại nguồn nước sạch trên thế giới đang dần cạn kiệt cũng vì lối sống quá tham lam và vô trách nhiệm của con người mà ta có bao giờ quan tâm hay có ý thức trách nhiệm bảo vệ?

Thấy nước mà chẳng thấy nguồn, cũng như thấy trái mà chẳng thấy kẻ trồng cây thì đó là cái thấy cạn cợt, thiếu hiểu biết. Chỉ có người thiếu hiểu biết mới tự cho mình là cá thể biệt lập, mới dám tuyên bố là mình không cần ai mà vẫn tồn tại được. Nhưng ngay cả một hạt điện tử bé tí đến nổi không thể nhìn thấy bằng mắt mà cũng phải chấp nhận nguyên tắc liên kết để thành lập nữa kia mà. Vì thế chủ nghĩa cá nhân chính là sự sai lầm trầm trọng nhất của con người. Theo kinh nghiệm của những bậc trí tuệđức hạnh thì một trong những cách phá vỡ nhận thức sai lầm ấy để tạo ra thế cân đối và bền vững cùng đất trời và vũ trụ chính là lòng biết ơn.

Lòng biết ơnthái độ rung cảm chân thành trước một sự hiến tặng, được ghi khắc sâu đậm trong tâm và có ý muốn đền đáp bằng cách này hay cách khác trong tương lai. Năng lượng biết ơn khi được phát sinh, không những tạo nên sự điều hòa trong các mối liên hệ, mà còn có công năng đánh thức những hạt giống cao quý trong tâm hồn, và đốt cháy những năng lượng độc hại do ta vô tình lầm lỡ gây ra trong quá khứ. Chỉ cần duy trì ý niệm biết ơn là ta đã thừa hưởng rất nhiều rồi, huống chi khi ta biến nó thành hành động cảm ơn hay tạ ơn thì năng lượng ấy sẽ lớn mạnh gấp bội, khiến kẻ đền đáp và người tiếp nhận đều được an vui và hạnh phúc.

Vậy trước khi cảm ơn một người nào, ta cần phảiý niệm biết ơn sâu sắc trong lòng. Đừng tập thói quen nói ra lời cảm ơnmột cách dễ dãi như một phong cách lịch sự để mưu cầu người khác có thiện cảm hay đánh giá cao về mình. Ít nhất ta phải chọn được nơi trang nghiêmthể hiện được lòng thành khẩn của mình qua cách cẩn trọng trong từng lời nói. Một cái chắp tay, một cái cúi đầu, một nụ cười rạng rỡ, một món quà tinh ý đều góp phần tạo nên năng lượng cảm ứng cho đối phương. Đừng đợi đến dịp lễ rồi mới rộn ràng sắm sửa quà cáp, không khéo ta sẽ rơi vào hình thức như để trả nợ cho xong. Vì vậy ta không nên chú trọng đến giá trị của những món quà, và cũng đừng tập cho đối phương thói quen đánh giá tấm lòng qua giá trịvật chất. Nếu ta dồn hết năng lượng để tìm kiếm những món quà đắt tiền thì ta sẽ không còn tự tin xuất hiện trước mặt người kia bằng cả con người vốn rất tuyệt vời của mình.

Ở Mỹ, bây giờ người ta đón nhận ngày lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) không còn ý nghĩa như hồi xưa nữa. Tuy tổ chức rất long trọng nhưng chủ yếu để xây dựng các mối quan hệ cho công việc hay thỏa mãn ăn uống vui chơi, nên họ dành hết thời gian để chuẩn bị tiệc tùng và lăng xăng với việc biếu tặng quà cáp, mà chẳng mấy ai quan tâm đến việc thể hiện lòng biết ơn, ngay cả với người thân yêu đang sống bên cạnh. Người Việt Nam tuy có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn, nhưng chưa có một ngày chính thức để mọi đối tượng cùng thực tập như một phong tục cao quý. Thiết nghĩ ngày giỗ tổ Hùng Vương, mồng 10 tháng 3 Âm lịch, là một trong những ngày trọng đại nhất của dân tộc Việt Nam, nên ta có thể chọn ngày ấy làm ngày tạ ơnnhững bậc tiền nhân trong quá khứ và các bậc ân nhân trong hiện tại. Ngày giỗ cũng là ngày tạ ơn thì ý nghĩa sẽ rất lớn lao.

Ngày Tạ Ơn của Việt Nam

Ta có thể chọn một món quà nho nhỏ và ý nghĩa để tặng nhau, nhưng hay nhất là tặng một đóa hoa tươi thắm để gửi gắm ước mong liên hệ tình cảm của đôi bên sẽ mãi luôn tươi đẹp. Ta hãy chọn hoa hồng vì từ lâu nó đã trở thành biểu tượng của tình thương yêu, nhưng nên chọn màu vàng để nói lên sự đong đầy và tỏa sáng. Sau này, dù ở nơi đâu hay vào bất cứ lúc nào, chỉ cần tặng nhau đóa hoa hồng vàng thì ta biết đó chính là dấu hiệu tạ ơn của người Việt Nam.

Để ngày lễ Tạ Ơn được thể hiện thật ý nghĩa, ta nên hạn chế tiệc tùng, mua sắm hay đi chơi xa. Hãy dành trọn ngày hôm ấy cho mục đích chính, đó là thể hiện lòng biết ơn với những đối tượng có ảnh hưởng đến cuộc đời mình. Ta nên tổ chức buổi họp mặt gia đình. Nếu đang ở xa gia đình thì ta cũng có thể tham dự cùng với gia đình của người bạn thân nào gần đó. Hãy đem hết tài năng ra để thiết kế một buổi “ngồi lại với nhau” sao cho thật nhẹ nhàng và ấm cúng. Cắm một bình hoa thật xinh và thắp vài ngọn nến. Nên tắt hẳn ti vi và điện thoại. Thực tập im lặng hoặc chỉ nói khẽ khi cần thiết trong 15 phút đầu, vì không gian yên tĩnh sẽ khiến cho năng lượng trong phòng được quy tụ mạnh mẽ, và như thế mọi người sẽ cảm nhận rõ nét sự hiện diện quý giá của nhau hơn. Trước đó ta có thể ăn vài món thật gọn nhẹ, hoặc uống vài chén trà. Rồi ta ngồi sát lại với nhau thành vòng tròn, từng người nhẹ nhàng bước tới bình hoa hồng vàng ở giữa để chọn một đóa và ngồi xuống trước mặtngười nào mà mình muốn tạ ơn. Nếu có nhiều đối tượng cần tạ ơn thì ta có thể lấy thêm hoa. Im lặng vài giây rồi hãy bày tỏ.

“Thưa ba, con rất hãnh diện là con của ba, về những gì ba đã sống cho mọi người và cho chúng con. Ba đã trao cho con nghị lựcniềm tin mạnh mẽ về giá trị chân thật của cuộc sống.”

“Mẹ ơi, con vô cùng biết ơn mẹ vì mẹ đã cho con một kho tàng yêu thương vô giá, trong những lúc khó khăn nhất chính là lúc con nhớ đến lòng bao dung độ lượng của mẹ nhiều nhất.”

 “Con yêu quý, ba mẹ cảm ơn con vì con đã tiếp nối ba mẹ một cách xứng đáng. Ba mẹ thật tự hào về con.”

“Anh xin tạ ơn em vì em đã hết lòng nâng đỡ anh, cho anh rất nhiều niềm vui và hạnh phúc trong đời sống vợ chồng.”

“Em cũng xin được tạ ơn anh về những gì mà anh đã mang đến cho cuộc đời em, dù có những lúc em cũng khổ vì anh nhưng anh chưa từng bỏ mặc em.”

“Thưa chị, chị đúng một người chị tuyệt vời của em, luôn lắng nghe và thấu hiểu em. Em rất thương và rất biết ơn chị.”

“Chị cũng biết ơn em vì em đã phụ giúp chị rất nhiều việc trong gia đình, đặc biệt là sự hồn nhiên tươi vui và nụ cười dễ thương của em.”

Nếu còn thời gian, ta có thể kể cho nhau nghe về tình thương và đức hy sinh của những bậc ân nhân đã đi qua đời mình, dù họ đang có mặt ở đây hay ở nơi xa. Thỉnh thoảng hãy hát chung vài bài cho không khí thêm chan hòa và đầm ấm.

Ta cũng có thể nói ra những lời chân thành ấy với thầy cô hay học trò, với người chủ hay nhân viên, với bạn bè thân thíchhay cả những kẻ đối nghịch với mình. Nếu ta thấy được nhờ người kia tạo nên những nghịch duyên như thách đố mà ta đã cố gắng vươn lên và trở thành vững vàng như hôm nay, thì ta cũng nên bày tỏ lòng biết hơn họ. Biết đâu, nhờ năng lượngthành khẩn ấy mà những khối nghi kỵ, giận hờn hay cố chấp trong nhau sẽ tan rã. Như vậy, ngày lễ Tạ Ơn sẽ trở thành ngày đặc biệt để mọi người thực tập tha thứxích lại gần nhau hơn. Ngày ấy chắc chắn ai nấy cũng sẽ rất hạnh phúc và thấy cuộc đời đáng yêu hơn vì cõi lòng ngập tràn năng lượng thương yêu. Nếu không thể đến trực tiếp thì ta cũng có thể gọi điện thoại hay viết thư, nhưng người kia sẽ hạnh phúc hơn nếu thấy được nụ cười và ánh mắt ta trong lời tạ ơn đó.

Ta hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, ở chính nơi không gian nhỏ của gia đình mình, nếu ta thật sự thấy được giá trị thiết thực của ngày lễ Tạ Ơn. Những chuyển biến tốt đẹp sau ngày thực tập ấy sẽ mau chóng lan tỏa đến khắp mọi nơi và chẳng bao lâu sẽ được chấp nhận là ngày lễ chính thức của dân tộc. Nếu người Việt Nam nào cũng luôn biểu lộ lòng biết ơn nhau thì vết thương nào cũng chữa lành, khó khăn nào cũng vượt qua và đỉnh cao nào cũng vươn tới. Đỉnh cao nhất của dân tộc thuộc dòng giống Lạc Hồng chính là tình huynh đệ vững bền mà không có bất cứ chủ thuyết hay thế lực nào có thể chia cắt nổi. Tinh thần này sẽ góp phần soi sáng cho đức tin của nhân loại rằng sức mạnh tình thương có thể xua tan mọi bóng tối khổ đau trên thế gian này.

Tạ ơn người hiến tặng
Hạnh phúc lẫn thương đau
Để sớm mai thức dậy

Còn nhớ gọi tên nhau

—————————————————————————————————-

 còn nữa

 
 
 
 
 
 
 

Post Comment