Bài Thứ 1. Nguyên nhân tạo luận

Phật Học Phổ Thông quyển 3
Tác giả : Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Nhà xuất bản :

Bài Thứ 1. Nguyên nhân tạo luận

NGUYÊNNHÂN TẠO LUẬN NÀY


Trongkhoảng 600 năm, sau khi Phật nhập diệt, tại Ấn độ, phầnthì phái Tiểu thừa nổi lên tranh chấp, không tin lý Đạithừa, phần thì ngoại đạo lập các tà thuyết phá hoại chánhpháp; tình trạng Phật giáo rất đen tối.

NgàiMã Minh Bồ Tát, trông thấy tình trạng ấy rất đau lòng, nêntạo ra luận này, để xô tà đỡ chánh: trừ những nghi ngờcủa Tiểu thừa, phá các tà thuyết của ngoại đạo, làm chongười phát khởi lòng tin Đại thừa.

GIẢITHÍCH TÊN LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN 

_Luận. Luận là luận bàn lẽ tà chánh, quyết đoán điềunghi ngờ và lựa chọn những việc phải quấy.

_Đạithừa. Chữ “Đại” là lớn, chữ “Thừa” làcởi. Đọc chữ “Thặng” nghĩa là cái xe. Theo đâyphải đọc là “Thặng” mới đúng, song vì theo thóiquen nên đọc là “Thừa”.

Đạithừa có 5 nghĩa:

1.Vì đối với Tiểu nên gọi là Đại.

2.Quả Phật rộng lớn, thừa này sẽ đi đến quả Phật, nêngọi là Đại Thừa.

3.Chư Phật là bực Đại nhơn, song chẳng rời thừa này, nêngọi là Đại Thừa.

4.Các Bồ Tát là bực Đại sĩ, đều y theo thừa này mà tutập, nên gọi là Đại Thừa.

5.Vì thừa này rất rộng lớn, cứu độ chúng sanh đông nhiềunên gọi là Đại Thừa.

LUẬNNÀY LẤY GÌ LÀM ĐẠI THỪA?[^]

Luậnnày lấy tâm chúng sanh làm Đại thừa. Bởi tâm chúng sanh:Thể nó lớn, Tướng nó to, Dụng nó đại, bao trùm tất cảcác pháp thế gian, và xuất thế gian, nên gọi là ĐạiThừa.

Trọngtâm của luận này là nói: Thể, Tướng và Dụng của tâm chúngsanh. Vì tâm này là “Tổng tướng” (Tướng chung) củatất cả thánh phàm, mê ngộ, nhơn quả …cho nên trong luận nàycũng gọi là “Đại Tổng tướng pháp môn thể”.

Tâmnày có nghĩa “vận tải”: Các Đức Phật đều nươngtâm này mà chứng Bồ Đề, Niết bàn. Bồ Tát nương tâm nàymà rộng tu muôn hạnh: trên cầu quả Phật, dưới hoá độchúng sanh. Chúng sanh cũng do tâm này mà trôi lặn trong dòngsanh tử luân hồi. Vì thế nên gọi tâm này là Đại thừa.

Dongộ lý này, nên cổ nhơn có làm bài kệ:

Dịch âm:

Tam điểm như tinh tượng

Hoành câu tợ nguyệt tà

Phi mao tùng thử đắc

Tổ Phật giả do tha.

Dịch nghĩa

Ba chấm như ngôi sao

Uốn cong tợ trăng tà

Chúng sanh từ đâu có

Chư Phật cũng do đây.

_Khởitín. Luận này làm cho người phát khởi lòng tin Đại thừa,nên gọi là “Đại thừa khởi tín”. Đáng lẽ phải nói:”Khởi Đại thừa tín”; nghĩa là khởi lòng tin Đạithừa; song vì chúng sanh sau khi thấu rõ Đại thừa rồi, mớiphát khởi lòng khởi tin, nên gọi “Đại thừa khởi tín”.

NỘIDUNG CỦA LUẬN NÀY[^]

NgàiMã Minh Bồ Tát căn cứ theo kinh Lăng Già, kinh Tư Ích và cáckinh Đại thừa mà tạo ra luận này. Nội dung của luận nàylà Phát minh lý Duy tâm hay Duy thức đem về nhứt tâm, vạch rõnguồn gốc mê ngộ, chỉ bày đường tắt tu hành, tóm cácnghĩa lý sâu rộng của Phật nói, làm cho người phát khởi lòngtin Đại thừa.

NGÀIMÃ MINH BỔ TÁT[^]

LÝLỊCH VÀ TÊN[^]

NgàiMã Minh Bồ Tát, người xứ Ba la nại, phía tây Thiên trúc(Ấn Độ). Ngài là Tổ thứ 12 ở Thiên trúc, nối ngôi củaTổ thứ 11 là Phú Na Dạ Xa Tôn giả.

Vìcó 3 nguyên nhơn, nên gọi Ngài là Mã Minh:

1.Khi Ngài vừa sanh ra, thì các con ngựa trong xứ ấy đềubuồn mà kêu to lên.

2.Ngài đờn rất hay, mỗi khi Ngài đờn thì những con ngựađược nghe tiếng đờn đều buồn mà kêu lên.

3.Khi thuyết pháp, các con ngựa nghe đến tiếng Ngài, đều rơinước mắt kêu to lên và không ăn. Mặt dù người ta thửbỏ đói chúng vài ba ngày, rồi đến lúc Ngài thuyết phápmới bỏ cỏ cho ăn, nhưng chúng cũng không ăn. Bởi thế nêngọi là Mã Minh (ngựa kêu).

NGUYÊNNHƠN NGÀI NGỘ ĐẠO[^]

Khigặp Tổ Phú Na Dạ Xa Tôn giả,

Ngàihỏi: Làm sao biết Phật?

Tổđáp: Không biết là biết Phật.

Ngàihỏi: Không biết làm sao biết là Phật?

Tổđáp: Không biết làm sao biết không phải là Phật.

Ngàinói: Nghĩa của Tổ là nghĩa cưa.

Tổnói: Nghĩa của ông là nghĩa cây.

Tổhỏi tiếp: Thế nào, ông nói nghĩa của tôi là nghĩa cưa?

Ngàiđáp: Vì Tổ nói qua nói lại như cưa vậy.

Ngàihỏi tiếp: Thế nào Tổ nói nghĩa của tôi là nghĩa cây.

Tổđáp: Vì cây bị cưa vậy. Thế nghĩa của ông bị tôi phárồi. Ngài nghe rồi liền ngộ đạo.

Trongkinh Ma ha ma da, Phật có huyền ký (ghi trước) rằng: “Saukhi Như Lai diệt độ 600 năm, các ngoại đạo tà thuyếtthạnh hành, huỷ diệt Phật pháp. Lúc bấy giờ có vị Bồ Tátra đời tên là Mã Minh, nói pháp rất hay, phá trừ tàthuyết, hàng phục ngoại đạo”.

Bởithế nên biết Ngài Mã Minh, cũng là một vị Bồ Tát tái lai.Chúng ta nên học luận này, phải lấy làm hy hữu, gia tâmnghiên cứu, chớ nên xem thường.

NGÀICHƠN ĐẾ[^]

Luậnnày có hai nhà dịch: Ngài Chơn dế và Ngài Thật xoa Nan đà.Bản dịch này là của Ngài Chơn đế. Nguyên tiếng Phạngọi là “Ba La Mạc Đà”; Tàu dịch là “Chơn đế”.Ngài ở nước Ưu thiền ni, phía Tây Ấn Độ.

Ngàiqua Tàu nhằm đời vua Nguyên Đế nhà Lương, niên hiệu ThừaThánh, năm thứ ba (Mậu thìn). Ngài ở chùa Kiến Hưng, đấtHoàng Châu, dịch bộ Luận này.

***
LỜICẦU NGUYỆN[^]

CHÁNHVĂN

Kínhlạy Phật, Pháp và Tăng, vì muốn cho chúng sanh bỏ chấp tà,trừ các nghi ngờ, khởi lòng tin Đại thừa, để cho giốngPhật chẳng mất, nên con tạo ra luận Đại thừa Khởi tín này.

LƯỢCGIẢI

Cácvị Bồ Tát khi làm việc gì, trước nhứt là để tâm qui kínhTam bảo; cũng như con hướng về cha, trò hướng về thầy, dânchúng hướng về vị lãnh tụ của nước; và nguyện cầu Tambảo gia hộ cho việc làm của mình hợp với chánh pháp vàkết quả viên mãn.

Đoạnnày là Ngài Mã Minh Bồ Tát trước khi tạo luận, nói bàikệ quy kính Tam bảo và nguyện cầu Tam bảo gia hộ.

***
CHƯƠNGTHỨ NHỨT

PHẦNNHƠN DUYÊN

CHÁNHVĂN

Vìtám nhân duyên sau đây nên tạo ra luận này:

1.Vì muốn cho chúng sanh xa lìa các khổ, đặng vui rốt ráo nêntạo luận này, không phải vì danh lợi ở thế gian, hay cầungười cung kính.

2.Vì muốn cho chúng sanh hiểu biết chơn chánh, khỏi sự lầmlạc, nên tạo luận này để giải thích nghĩa căn bản củaNhư Lai.

3.Muốn cho những chúng sanh căn lành đã thuần thục ( mãnThập tín), lòng tin chẳng thối lui và có thể lãnh thọ phápĐại thừa, nên tạo luận này.

4.Muốn cho những chúng sanh căn lành mỏng ít (chưa mãn Thập tín)tu tập tín tâm.

5.Vì bảo hộ đạo tâm của những chúng sanh ác nghiệp sâu dày,nên chỉ bày phương tiện, để chúng tiêu trừ nghiệp chướngxa lìa các phiền não si, mạn …và ra khỏi lưới tà.

6.Vì muốn đối trị tâm niệm sai lầm của phàm phu và Nhịthừa, nên chỉ bày cho họ tu tập Chỉ Quán.

7.Vì những chúng sanh căn tánh kém cỏi, nên chỉ bày phươngtiện chuyên tâm niệm Phật, sanh về cõi Phật, để cho tín tâmquyết định không thối chuyển.

8.Chỉ bày lợi ích để khuyên người tu hành.

Tómlại, vì tám nhân duyên trên, nên tạo ra luận này.

LƯỢCGIẢI

Luậnnày chia ra làm 5 phần, đây là phần thứ nhứt, Ngài Mã MinhBồ Tát vì tám nhơn duyên sau đây nên tạo ra luận này:

Nhơnduyên thứ nhứt: Chư Phật và Bồ Tát khi làm việc gì, đềudo lòng từ bi, muốn cho chúng sanh khỏi khổ được vui. Tấtcả chúng sanh vì mê bản tâm của mình mà thọ các khổ sanhtử, không được vui Niết bàn. Trong luận này, Ngài Mã MinhBồ Tát chỉ rõ bản tâm, để cho chúng sanh tự tin mình cóbản tâm thanh tịnh (pháp Đại thừa) là cái khả năng đểthành Phật. Khi chúng sanh đã ngộ được bản tâm của mìnhrồi, thì sẽ hết khổ sanh tử, được vui Niết bàn. Vìthế nên tạo ra luận này.

Nhơnduyên thứ hai: Các đức Như Lai đều y nơi “nhứt tâm”tu hành mà được thành đạo chứng quả. Luận này nói về”nhứt tâm” là nghĩa căn bản của Như Lai, để cho chúngsanh hiểu biết đường lối tu hành một cách chơn chánh,khỏi bị lạc vào tà kiến (chấp tà).

Nhơnduyên thứ ba: Luận chủ muốn cho hàng Thập tín Bồ Tát đốivới pháp Đại thừa, lòng tin chắc chắn, không bị thốilui, để tiến đến bậc Thập trụ.

Nhơnduyên thứ tư: Vì những vị Bồ Tát chưa viên mãn Thập tín,muốn cho họ tu tập tín tâm được viên mãn.

Nhơnduyên thứ năm: Vì những chúng sanh nghiệp chướng nặng nề,bị lưới tà làm chướng ngại, nên tạo ra luận này đểchỉ bày phương tiện tu hành, như tụng kinh, sám hối …hầudiệt trừ các nghiệp chướng.

Nhơnduyên thứ sáu: Vì đối trị tâm lầm lỗi của phàm phu vàNhị thừa, nên Luận chủ tạo luận này, dạy tu”Chỉ” để trừ bịnh “Vọng tưởng tánloạn” của phàm phu; và dạy tu “Quán” để đốitrị bịnh “Trầm không thú tịch” (tham luyến cảnhthiên không Niết bàn) của Nhị thừa.

(Quánnhơn duyên sanh, thấy các pháp chẳng không: Thánh, Phàm đủcả. Bởi có phàm phu nên phải tu đức đại bi để cứu đời;vì có Thánh, nên phải phát trí huệ, để cầu quả Phật).

Nhơnduyên thứ bảy: Vì những người lo sợ đời này tu hànhnếu không chứng quả, thì trở lại đời sau bị nghịch duyênlàm thối chuyển đạo tâm, hoặc không nhớ lại kiếp trướcđể tu hành, nên tạo luận này dạy phương tiện niệmPhật, để họ cầu sanh về cõi Phật, thường được nghePhật thuyết pháp và Bồ Tát khuyên tu, làm cho hành giả tíntâm chẳng thối chuyển.

Nhơnduyên thứ tám: Vì những chúng sanh giải đãi, nên Luận chủnói sự lợi ích tu hành, để khuyên người tiến tu.

CHÁNHVĂN

Hỏi:_ Pháp Đại thừa, trong các kinh đã nói nhiều, cần gì phảilập trở lại?

Đáp:_ Khi Phật còn trụ thế, vì ba nghiệp của Ngài đều thùthắng, nên một tiếng của Phật nói ra (nhứt âm diễn xướng)tuỳ theo căn cơ của mỗi loài đều được hiểu cả, khôngcần phải tạo luận. Song sau khi Phật diệt độ, các chúngsanh trình độ không đồng đều, nhơn duyên lãnh thọ giáo phápcũng như sự lãnh hội của mỗi người có khác nhau: có chúngsanh chỉ tự lực học hỏi rất nhiều kinh điển mới hiểungộ; có chúng sanh cũng dùng tự lực học ít mà hiểu ngộnhiều; có chúng sanh không thể tự lực mà phải nhờ xem cácbộ đại luận, mới hiểu ngộ; có chúng sanh vì thấy cácbộ đại luận rất phiền phức, nên muốn tóm lại văn ít màthâu nhiều nghĩa. Vì thế nên Luận chủ tạo ra luận này, đểtóm tắt giáo pháp quảng đại thậm thâm và nghĩa lý vô biêncủa Đức Như Lai.

LƯỢCGIẢI

Đoạnnày, Luận chủ lập lời vấn đáp, để giải đáp nghi vấncủa độc giả.

Đạiý lời hỏi: Pháp Đại thừa, trong các kinh luận đã nóinhiều, nay cần gì phải tạo luận nói lập trở lại?

Đạiý lời đáp: Khi Phật còn tại thế do phước huệ song toàn,ba nghiệp (thân, khẩu, ý) thù thắng; và trình độ của chúngsanh thụ giáo cũng được ưu hạng, nên một lời của Phậtnói ra (viên âm), tất cả các loài tuỳ theo trình độ của mình,đều hiểu được cả. Bởi thế nên không cần phải tạoluận. Song sau khi Phật nhập diệt, người thay thế Phậttruyền giáo không được như Ngài, phần thì chúng sanh trìnhđộ không đồng, nhơn duyên ngộ đạo của mỗi người cókhác: Có người nhờ xem kinh mà ngộ đạo, có người nhờxem luận mà ngộ đạo, có người ưa nghiên cứu những bộđại luận, có người chỉ muốn học những quyển luận, vănít mà bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Vì muốn tóm tắt các nghĩalý sâu rộng vô biên của Phật, nên Ngài Mã Minh Bồ Táttạo ra luận này.
CHƯƠNGTHỨ HAI

PHẦNĐỊNH DANH NGHĨA

CHÁNHVĂN

Chươngnày có hai phần:

A.PHÁP ĐẠI THỪA (Thể Đại thừa) tức là tâm chúng sanh. Tâmnày tóm thâu hết thảy các pháp thế gian, xuất thế gian vànói lên được nghĩa Đại thừa.

Tạisao vậy? _ Vì tâm này có hai tướng:

1.Tướng Chơn như tức là cái Thể của Đại thừa.

2.Tướng nhơn duyên sanh diệt tức là Thể, Tướng, Dụng củaĐại thừa.

B.NGHĨA ĐẠI THỪA: “Đại” là lớn, lớn cà 3 phươngdiện:

1.Thể lớn: Chơn như bình đẳng, bất tăng bất giảm. Bảnthể của tất cả pháp.

2.Tướng lớn: Như Lai tạng chứa đầy vô lượng tánh công đức.

3.Dụng lớn: Vì nó sanh tất cả nhơn quả lành của thế gian vàxuất thế gian.

“Thừa”là chiếc xe, tất cả chư Phật đều đi xe này (pháp Đạithừa); tất cả các vị Bồ Tát cũng đều đi xe này mà đếnchỗ Phật.

LƯỢCGIẢI

Đoạnnày nói về phần lập nghĩa, tức là xác định cái danh nghĩaĐại thừa. Phần lập nghĩa này chia làm hai: Pháp Đại thừavà Ngiã Đại thừa.

I.Pháp đại thừa: là tâm chúng sanh.

Tâmnày có hai tướng:

1.Tướng Chơn như tức là chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâmthanh tịnh; dụ như “tánh trong sạch” của nước.

2.Tướng nhơ duyên sanh diệt tức là chỉ chung cho Thể, Tướngvà Dụng của chơn vọng hoà hợp; dụ như tánh “trongsạch” và “tướng nhơ đục” lẫn lộn của nước.

II.Nghĩa đại thừa: Đại thừa nghĩa là gì?

“Đại”là lớn; “Thừa” (thặng) là chiếc xe: chiếc xe lớn.

Tâmchúng sanh, Thể, Tướng và Dụng đền lớn. Thể thì bao trùmtất cả pháp, Tướng thì chứa đựng hằng sa công đức, cònDụng thì xuất sanh tất cả pháp thế gian và xuất thế gian.

Khếkinh chép: “Vô bất tùng thử pháp giới lưu, mạc bất hoànqui thử pháp giới, (không có một pháp nào chẳng từ tâm nàymá lưu xuất, và cũng không có một pháp nào chẳng trở vềtâm này).

Tâmnày bao trùm tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian. CácĐức Phật đều nương tâm này mà được thành đạo. Cácvị Bôtát cũng nương tam này để đến chỗ Phật. Chúng sanhcũng do tâm này mà luân hồi trong 6 đường. Tâm này cũng nhưchiếc xe lớn chở tất cả người và vật. Bởi thế nêngọi tâm này là pháp Đại thừa.

Tạisao không nói: “Tâm phật” là pháp Đại thừa mà chỉnói “Tâm chúng sanh”, là pháp đại thừa?_ Vì có hai lý:

1.Nếu nói “Tâm Phật” thì chỉ tóm thâu được phápthanh tịnh vô lậu mà thôi; còn nói “Tâm chúng sanh”,lại tóm thâu được cả pháp hữu lậu, vô lậu, thế gian vàxuất thế gian.

2.Nói Tâm chúng sanh là đứng về phần “nhơn” mà nói;vì chưa phải nhiễm hay tịnh, nên mới có thể tuỳ nhiễmduyên khởi ra nhi6ẽm pháp, tuỳ tịnh duyên khởi ra tịnh pháp.

GIẢIDANH TỪ

Tướngchơn như: Chữ “Chơn” là chơn thật không hư dối;chữ “Như” là bình đẳng như như, không sanh diệt,nghĩa là tướng chơn thật bình đẳng như như không sanhdiệt; tức là “Thật tướng” hay “Chơn tâm”hay “Viên giác” đây ;à cái “Thể của Đạithừa”. Đoạn này gọi “Tướng chơn như” tức làở đoạn văn sau gọi ” Môn chơn như”.

Tướngnhơn duyên sanh diệt: Vì nhơn duyên sanh diệt, nên đủ cà cáctướng: nhiễm, tịnh, thánh, phàm v.v…Đoạn này gọi “Tướngnhơn duyên sanh diệt” tức là ở đoạn văn sau gọi”Môn sanh diệt”.

NhưLai tạng, có 3 nghĩa:

1.Tánh Như Lai (tánh Phật) bị các phiền não phú tàng (che đậy),tức là chỉ cho chơn như còn bị triền phược; như vàng cònở trong khoáng.

2.Tánh Như Lai bao trùm tất cả pháp (nghĩa năng tàng)

3.Tánh Như Lai là chỗ xuất sanh ra vô lương công đức (nghĩasở tàng).

Tánhcông đức: Công đức saün có trong Như Lai tàng. Công đức nàykhông phải do tu tập mà được; song phải nhờ sự tu tập làmtrợ duyên nó mới hiện. Chúng sanh vì thiếu sự tu tập làmtrợ duyên, nên tánh công đức này không phát hiện.

Nhơnquả lành_ Tại sao luận này chỉ nói “nhơn quả lành”mà không nói đến “nhơn quả ác”?

_Vì có ba nghĩa:

1.Nhơn quả ác là thứ nhiễm ô hư vọng; vì tâm này chỉ baotrùm vô lượng hằng sa công đức, nên không hiệp với thứnhiễm ô hư vọng. Dụ như nước có cả chất trong và đục;song “chất đục” không hợp với tánh nước, mà”chất trong” mới hiệp với nước; vì khi lóng bỏ bùnrối thì chỉ còn chất nứơc trong. Cũng thế, pháp nhiễm ôkhông hiệp với tâm này, mà duy có nhơn quả lành mới hiệpvới tâm này.

2.NgàiMã Minh chỉ nói về “Nhơn quả lành”, là vì để chúngsanh thấy tâm mình sanh ra các nhơn quả lành, nên sanh tâm hâmmộ sự tu hành, mong cầu quả Phật.

3.Ngài Mã Minh Bồ Tát đã lên Thánh vị, nên trong A lại dathức của Ngài chỉ toàn nhơn quả lành. Vì Ngài chỉ thấythuần thiện, nên Ngài chỉ nói “nhơn quả lành” màkhông nói đến “nhơn quả ác”.

Nhơnquả lành thế gian: Nhơn quả thuộc về hữu lậu thiện, cònquanh quẩn trong ba cõi thế gian là Dục giới, Sắc giới và Vôsắc giới.

Nhơnquả lành xuất thế gian: Nhơn quả thuộc về vô lậu thanhtịnh, ra ngoài tam giới.

Post Comment