Cách Thỉnh Chuông, Mõ, Trống Sinh hoạt

Cách Thỉnh Chuông, Mõ, Trống

Cách Đánh Chuông, Mõ, Trống…

Cư Sĩ: Quảng Chánh Tâm

Trong bài này chúng ta lần lượt chia sẽ về cách sử dụng chuông, mõ, khánh và trống trong các nghi thức tụng niệm của Phật giáo ở Chùa Đại Bi. Hầu hết các buổi lễ thường diễn ra các phần như sau:

  • Khai Lễ với ba tiếng chuông, tiếp theo với ba hồi chuông trống Bát Nhã.
  • Đồng ca bài Trầm Hương Đốt — thường diễn ra trong nghi lễ hằng tuần hoặc nghi lễ lớn.
  • Phần Đảnh lễ gồm niệm hương, xưng tán Phật Thích Ca, rồi tới Đãnh Lễ chư Phật và Bồ Tát.
  • Tán Bồ Tát (Tán Lư Hương).
  • Tụng Chú Đại Bi.
  • Kệ Khai Kinh.
  • Tụng Kinh.
  • Phục Nguyện .
  • Tam Tự Quy.
  • Hồi Hướng công đức.

Sau đây là chi tiết cách thức sử dụng các nhạc cụ dùng trong các nghi thức tụng niệm của Phật giáo Việt Nam vừa kể trên.

Cách đánh chuông (Đại Hồng chung), Trống Bát Nhã:

Đại Hồng Chung

chua 7

Trống Bát Nhã

chua 8

Thông thường trong các nghi lễ Phật giáo, chuông Đại hồng, trống Bát nhã được thỉnh trước và sau buổi lễ, đễ cung thỉnh Chư Phật, Bồ Tát, chư Hộ Pháp thượng Bảo Điện. Hay cung thỉnh chư tôn đức Tăng, Ni quang lâm đạo tràng chứng minh cho Phật sự thành đạt viên mãn.

Trống bát nhã thường được đánh với hai dùi trống, cái trước cái sau, chứ không phải đánh một dùi hoặc hai dùi một lượt.

Lúc đến giờ hành lễ, sau ba tiếng chuông gia trì, thì cử một hồi chuông đại hồng và trống bát nhã đánh hòa chung với nhau, ban đầu đánh to rồi nhỏ dần từ từ. Tiếp theo là 3 hồi chuông, trống hòa chung với nhau, mỗi hồi theo bài kệ sau:

  • Một tiếng chuông (C) luôn luôn khởi đầu cho mỗi câu kệ. Để tiếng chuông ngân chừng một nhịp thì bắt đầu đánh trống.
  • Mỗi chử đánh một tiếng trống lâu một nhịp, riêng hai chữ cuối của mỗi câu kệ, mỗi chữ chỉ có nữa nữa nhịp. Cho nên, nói cho dễ hiểu là cuối câu kệ đánh 2 tiếng trống liền nhau (XX).
  • Số lần trống đánh cho câu “Ba La Mật môn” nhiều ít tùy hỷ. Mỗi câu kế tiếp đánh nhanh dần và nhỏ dần.
Kệ Bát Nhã Chuông Trống Bát Nhã
Bát Nhã hội

Bát Nhã hội

Bát Nhã hội

Thỉnh Phật thượng đường

Đại chúng đồng văn

Bát Nhã âm

Phổ nguyện pháp giới

Đẳng hữu tình

Nhập Bát Nhã

Ba La Mật môn

Ba La Mật môn

Ba La Mật môn

Ba La Mật môn

Ba La Mật môn

Ba La Mật môn

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

C

,,,

X  XX

X  XX

X  XX

X  X  XX

X  XX

X  XX

X  X  XX

X  XX

X  XX

X  X  XX

X  X  XX

X  X  XX

X  X  XX

X  X  XX

X  X  XX

 


Sau khi dứt hồi thứ ba, tiếp theo là bốn tiếng chuông, trống được thỉnh như sau:

C X C XX C X C.

Chuông đại hồng

Đại hồng chung

Trống Bát Nhã

Cách đánh chuông gia trì (tụng):

Chuông gia trì

chua 3

Mõ & Khánh

chua 9

Chuông gia trì

Nguời thỉnh chuông gọi là Duy na. Thiết tưởng chúng ta cũng nên biết đánh chuông như thế nào để âm thanh được vang to, hoặc không muốn vang tiếng. Tiếng chuông vang to khi được đánh gần miệng và dùi đánh hợp với vành chuông một góc 45 độ và chuông ngân càng lâu khi dùi chạm vào chuông càng ngắn. Do đó, khi nhập chuông, ta giử dùi đánh dính vào chuông để tiếng chuông không kêu lên. Vì vậy khi muốn tiếng chuông vang lớn, nên thả lỏng cổ tay, nương theo hướng dùi chuông bị dội đi. Trong các nghi lễ:

Nhập chuông (/C): để báo hiệu đại chúng sẳn sàng, và trước khi thỉnh chuông vang to.

Thỉnh chuông (đánh chuông) (C):

  1. Ba tiếng chuông liền nhau : Khi bắt đầu các nghi thức tụng niệm hoặc chấm dứt buổi lễ ở chùa. Cuối mỗi bài Sám nguyện hoặc kinh tụng, cũng thỉnh hai hoăc ba tiếng chuông để chấm dứt.
  2. Một tiếng chuông: Trong suốt thời gian nghi lễ diễn ra hoặc tung kinh, thỉnh 1 tiếng chuông để báo cho đại chúng lưu ý, xá, hoặc lạy. Thí dụ:
  • Cuối mỗi hồi kinh (paragraph) nên thỉnh 1 tiếng chuông.
  • Cuối mối câu xướng lạy hồng danh chư Phật, Bô Tát, v.v…
  • Khi tụng nhiều biến (lần) một bài chú, hoặc câu xướng lễ, thỉnh 1 tiếng chuông vào lúc bắt đầu của biến cuối để thống báo cho đại chúng biết sắp chấm dưt…
  • Khi chủ lễ niệm dứt hơi và khi trong khi chủ lễ để lấy hơi tiêp, thỉnh 1 tiếng chuông nhẹ.
  1. Nhập chuông: để thông báo rằng đại chúng đã sẳn sàng. Luôn luôn nhập chuông trước khi bắt đầu thỉnh tiếng chuông lớn để đại chúng chú ý và không giật mình.

Trong các buổi lễ, Sau phần Đãnh lễ, bắt đầu vào chuông mõ như sau:

C  C  C      /C     : Thỉnh chậm 3 tiếng chuông, Để tiếng chuông thứ 3 ngân chừng vài giây, rồi nhập chuông.

– – – – — –    : Mõ gõ 7 tiếng, bốn tiếng rời, tiếng mõ thứ 5,6 liền nhau, cuối cùng một tiếng rời ra.

CCC – – – — –   /C   :Sau đó chuông mõ hòa nhau, tiếng mõ thứ 4,5 liền nhau và nhập chuông vào tiếng thứ sáu của tiếng mõ.

Cách đánh mõ:

Mõ

Người đánh mõ gọi là Duyệt chúng. Công dụng của tiếng mõ là để đánh nhịp cho đại chúng tụng niệm được đồng điều. Mỗi khi bắt đầu vào bài Kinh, Chú hay Kệ, mõ bắt đầu đánh vào tiếng thứ 2, 4 và những tiếng kế tiếp, ví dụ:

Đãnh Lễ:

Chí tâm đảnh lễ, nam mô tận hư không …

Mõ cứ tiếp tục đánh cho đều nhịp cho dù chủ xướng dừng xướng để lấy hơi, đến khi 2 chữ thường rời nhau và kéo dài, cho nên gõ liền nhau 2 nhịp vào trước 2 chữ cuối:

thường trú  _ Tam bảo (C)

  • Thông thường, tụng kinh theo nhịp đều, mỗi lời kinh đánh một tiếng mõ. Mõ đánh trước mỗi lời tụng chừng một chút xíu (1/10 giây), chứ không phải một lượt với lời tụng.
  • Trong các bài Tán hoặc niệm chậm, cho nên mỗi tiếng mõ kéo dài 2 nhịp.

Cách đánh Khánh cầm tay:

Khánh cầm tay

Bắt đầu các nghi thức tụng, đại chúng có khi đứng xướng tụng. Vị Duy na vì thế cũng không thể đứng mà đánh mõ được, cho nên Khánh được dùng thay mõ đễ đánh nhịp. Khánh là một Pháp khí quan trọng do Duy na hoặc Duyệt chúng chấp lệnh, để hướng dẫn đại chúng trong khi tán tụng. Có thể nói rằng nếu Khánh dùng thay mõ thì cách đánh nhịp giống như cách đánh mõ. Vì vậy nếu cách đánh Khánh giống như cách đánh mõ thì không nên cả hai (mõ và khánh) cùng đánh nhịp. Thi dụ:

Chí tâm đảnh lễ, nam mô tận hư không …

thường trú  _ Tam bảo (C)

Ngoài chức năng như mõ, Khánh được dùng trong các bài Tán, với nhịp điệu nhanh gấp đôi nhịp của tiếng mõ. Nghĩa là mõ gỏ 1 tiếng thì Khánh gõ 2 tiếng, đồng nhịp lắc với chuông cầm tay.

Chuông lắc

211

Chuông lắc tay (Linh đạc):

Chuông lắc tay còn gọi là Linh đạc. Vì cán chuông là một bộ phận của chày Kim cang, cho nên còn gọi là Kim cang Linh. Trong tự viện Phật giáo, chuông được dùng trong các lễ mộng sơn thí thực, chủ yếu là để dẫn hồn. Trong các lễ sám, tán tụng. tiếng chuông lắc với âm điệu réo rắc thường làm cho buổi lễ thêm trang nghiêm.

Khi lắc chuông, nếu lắc trái phải qua lại thì khó có thể điều chỉnh nhịp điệu. Nhưng nếu cầm chuông nghiêng chừng 45 độ rồi hất chuông lên xuống thì dễ kiểm soát nhịp điệu lắc.


 

Post Comment