Bài Thứ 5. Nói về nghĩa “Bất giác”

Phật Học Phổ Thông quyển 3
Tác giả : Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Nhà xuất bản :

Bài Thứ 5. Nói về nghĩa “Bất giác”

PHẦNGIẢI THÍCH

NÓIVỀ NGHĨA “BẤT GIÁC”

— o0o —

CHÁNHVĂN

Dokhông thật biết pháp “Chơn như” nên tâm bất giác(mê) nổi lên, liền khởi vọng niệm (sanh tướng vôminh). Song vọng niệm vì là không có thật thể, nên chẳngrời Bản giác.

Thínhư người lầm phương hướng; vì có phương hướng nênmới lầm, nếu không phương hướng thì không có lầm.

Chúngsanh cũng thế, do có “Giác” nên mới co “Mê”;nếu không có “Giác” thì cũng không có “Mê”(Bất giác)

Songchúng sanh cũng nhờ có “Tâm vọng tưởng bất giác” này,nên mới biết phân biệt danh từ và nghĩa lý của các pháp.Và cũng nhờ thế mà chư Phật mới có thể vì chúng sanh nóira “Chơn giác” (tánh Phật). Nếu lìa “Tâmbất giác” thì cũng không thể chỉ bày cái “Chơn giác”được (dụ như lìa sóng không có nước).

LƯỢCGIẢI

Chúngsanh vì không ngộ được Phật tánh (bản giác) nên gọi là mê(bất giác). Song cái “mê” này không có thật thể,chỉ lấy Phật tánh làm thể, nên không rời Phật tánh (bảngiác) được. Cũng như người lầm đường, do có con đườngnên mới có lầm, nếu không có con đường thì cũng không cósự lầm lạc. Bởi thế nên, nếu rời Phật tánh (bàn giác)thì cũng không có cái mê (bất giác). Cũng như bỏ sóng, khôngcó nước.

Sóng,cũng nhờ có cái mê vọng (bất giác) này, nên chúng sanh mớibiết phân biệt các pháp chơn vọng, thánh phàm và nhàm cháncảnh khổ sanh tử, ham mộ thú vui “Niết bàn”.

Vàcũng nhờ chúng sanh có biết phân biệt, nên chư Phật mới cóthể thuyết pháp giảng dạy, chỉ bày Phật tánh (chơn giác).Nếu không có tâm mê vọng bất giác phân biệt của chúngsanh, thì Phật cũng không làm sao chỉ bày Phật tánh (chơn giác)cho chúng sanh được.

Đọcqua đoạn văn này, chúng ta nên lưu ý đến câu: “Vì khôngngộ được Phật tánh, nên gọi là mê” hay đổi lại cáchnói “Tại sao có dại?” vì chưa khôn vậy”. Vậythì cái mê dại (vô minh) này, saün có từ hồi nào đếngiờ, vì từ hồi nào đến giờ chúng sanh chưa từng ngộđược Phật tánh.

Nóitóm lại, chơn như với vô minh đồng thời có, không phải chơnnhư có trước, vô minh có sau. Khi chơn như (Phật tánh) hiện,thì vô minh mất, cũng như khi “khôn” rồi, thì”dại” tự hết.

GIẢIDANH TỪ

“Bấtgiác”: không biết. Thật ra không phải là không biết;vẫn có biết, song cái “biết” ấy hư vọng, chẳng chơnthật, nên cũng gọi là “vọng niệm” hay “vôminh” v.v..

“Khôngthật biết”: Chúng sanh vẫn biết được chơn như hayPhật tánh; song chỉ biết suông trên văn tự, do ý thức phânbiệt hư dối mà thôi; chứ không biết đúng như thật.

(Đoạnnày nói về căn bản vô minh (bất giác), tiếp sau đây sẽ nóiđến chi mạt vô minh (tam tế, lục thô).

a.NÓI VỀ TAM TẾ

CHÁNHVĂN

Và,do “Bất giác” (căn bản vô minh) nên sanh ra ba tướngrất vi tế(tam tế: chi mạt vô minh); ba tướng vi tế nàykhông rời “Bất giác”.

1.Tướng nghiệp vô minh (nghiệp tướng): vì “Bấtgiác” (hoặc) cho nên tâm động, gọi đó là”Nghiệp”. Bởi thế nghiệp(nhơn) nên có “khổ”(quả). Trái lại, nếu “Giác” (không có hoặc)thìtâm không động (nghiệp nhơn) nên cũng không khổ (quả).

2.Tướng năng kiến (chuyển tướng tức là kiến phần). Vìcó “Động” (nghiệp tướng) cho nên sanh ra”Năng phân biệt”(năng kiến). Nếu không “Động”thì không có “Năng phân biệt”(không có nghiệp tướngthì cũng không có chuyển tướng).

3.Tướng cảnh giới (hiện tướng tức là tướng phần).Vì có “Năng phân biệt” (kiến phần) nên cảnhbị phân biệt (tướng phần) vọng hiện ra. Bởi thế nênrời “Năng phân biệt” (kiến phần) thì cũng khôngcó cảnh bị phân biệt (nghĩa là nếu không có chuyển tướngthì cũng không có hiện tướng).

LƯỢCGIẢI

Đoạnnày nói: Vô minh sanh ra 3 tướng rất vi tế: Nghiệp, Chuyển vàHiện; bà tướng này không rời vô minh.

1.Vì vô minh (bất giác) cho nên tâm động tức là”Nghiệp”. Đó là tướng vi tế thứ nhứt, gọi là”Tướng nghiệp vô minh”, cũng gọi là “Hoặc,Chuyển”; bên Duy thức tôn gọi là “Tự chứngphần” của thức A lại da.

Do”Hoặc” (vô minh) nên tạo “Nghiệp” (tâm động);bởi có “nghiệp” nên phải thọ “quả khổ”.Trái lại, nếu giác ngộ không mê hoặc (vô minh) thì khôngtạo nghiệp (vọng động); không tạo nghiệp nên chẳng cóquả khổ.

Tấtcả quả khổ, không ngoài hai món sanh tử: Phàm phu thì bịkhổ “Phần đoạn sanh tử”; Tiểu thánh thì bị khổ”Biến dịch sanh tử”. Song hai món quả khổ này, đềudo “động niệm” tức là hướng về trí Phật (khôngvọng niệm thì chơn tâm hiện).

2.Vì tâm động (ngiệp tướn) cho nên mới có phân biệt. Đó làtướng vi tế thứ hai, gọi là “tướng năng kiến”(phần năng phân biệt), cũng gọi là “Chuyển tướng”;bên Duy thức tôn gọi là kiến phần của thức A lại da.Nếu tâm không vọng động, thì cũng không do đâu mà phátsanh ra phân biệt được. Nghĩa là: Nếu không có “nghiệptướng”; thì cũng không có “chuyển tướng”; hay nóicách khác: nếu không có “Tự chứng phần” thì cũngkhông có “Kiến phần”.

3.Vì có tâm năng phân biệt, nên mới vọng hiện ra cảnh giớibị phân biệt. Đó là tướng vi tế thứ ba, gọi là “Tướngcảnh giới” (phần bị phân biệt) cũng gọi lá”Hiện tướng”; bên Duy thức tôn gọi là “Tướngphần” của thức A lại da. Bởi tâm và cảnh không rờinhau, nếu lìa tâm năng phân biệt thì không có cảnh giớibị phân biệt. Nghĩa là: rời “Chuyển tướng” thì khôngcó “Hiện tướng”; hay nói cách khác: rời “Kiếnphần” thì không có “Tướng phần”.

Từthể tánh chơn tâm, không có năng sở (bỉ, thử); song vì mênên tâm động (nghiệp tướng) mà sanh ra có năng phân biệt(chuyển tướng) và cảnh giới bị phân biệt (hiện tướng).Nếu giác cảnh giới bị phân biệt (hiện tướng). Nếu giácngộ không mê, thì tâm không động, không sanh, và cảnh bịphân biệt chẳng hiện.

Đoạnnày xin lưu ý độc giả: Trong luận này nói “Do nghiệp tướngsanh ra chuyển tướng, do chuyển tướng sanh ra hiện tướng”.Nói như thế, là lấy theo nghĩa “tương quan, tươngsanh” mà nói. Kỳ thật ba tướng này, đồng thời sanhkhởi; nghĩa là một pháp vừa động, thì tất cả pháp đềuđộng, không phải có thứ lớp tuần tự như vậy.

Tómlại, ba tướng “Nghiệp tướng, Chuyển tướng và Hiện tướng:này, ở các kinh khác, cũng thường gọi là “Hoặc,Nghiệp và Khổ”, hay trong Duy thức gọi là “Tựchứng phần, Kiến phần và Tướng phần của thức A lại da.

GIẢIDANH TỪ

Bấtgiác và vô minh: “Vô minh” là không sáng suốt,”Bất giác” là không giác ngộ. Bởi thế nên bất giáccũng tức là vô minh.

Tướngnghiệp vô minh: Vô minh vọng động thành ra tướ`ngnghiệp, gọi tắt là “Nghiệp tướng”; tức là”Tự chứng phần” của thức A lai da.

TướngNăng kiến: Phần năng phân biệt, cũng gọi là”Chuyển tướng”; tức là “Kiến phần” củathức A lại da.

Tướngcảnh giới: Cảnh giới bị phân biệt, cũng gọi là”Hiện tướng”; tức là “Tướng phần” củathức A lại da.

Phầnđoạn sanh tử: Sanh tử do sự biến đổi. Như vị Tu đàhoàn, khi chứng lên quả Tư đà hàm (sanh) thì xả vị Tu đàhoàn (tử); khi lên vị A na hàm, thì bỏ quả Tư đà hàmv.v…Thí như người Lính, khi lên Cai thì bỏ Lính, lên Độithì bò Cai v.v…

Tựchứng phần_ Duy thức tôn nói: Mỗi người có 8 món Tâm vươngvà 51 món Tâm sở. Mỗi một Tâm vương hay Tâm sở đều có 4phần: 1. Phần bị phân biệt (tướng phần), 2. Phần năng phânbiệt (Kiến phần); Hai phần này thuộc về Dụng, ở bên ngoài.3. Phần tự chứng và 4. Phần chứng tự chứng; hai phần nàythuộc về thể, ở bên trong và làm chỗ nương cho hai phầnngoài.

Tươngquan tương sanh: Liên quan với nhau và sanh cùng nhau, có cáinày thì phải có cái kia.

b.NÓI VỀ LỤC THÔ

CHÁNHVĂN

Dođã có cảnh giới hiện ra (Hiện tướng) nên tiếptục sanh sáu tướng sau này:

1.Tướng Trí (Trí tướng: Phân biệt): Do có cảnh giớihiện ra nên sanh tâm phân biệt (trí) thương,ghét

2.Tướng tương tục (Tương tục tướng: Vọng niệm tươngtục):Do tâm phân biệt thương ghét, cho nên tiếp tục sanhra các niệm khổ vui, mừng lo v.v…không dứt.

3.Tướng chấp thủ (chấp thủ tướng: chấp sự vật): Docác niệm tương tục phân biệt những cảnh khổ vui, cho nêntâm mới vướng mắc, chấp lấy nơi sự vật (cảnh).

4.Tướngchấp danh tự (kế danh tự tướng: chấp danh tự): Do phânbiệt vọng chấp nơi sự vật, nên giả đặt ra những danhtự để kêu gọi.

5.Tướng khởi nghiệp (khởi nghiệp tướng: tướng tạonghiệp):Do chấp theo danh tự tốt xấu đó, rồi tạo ra cácnghiệp lành hay dữ.

6.Tướng nghiệp hệ khổ (Nghiệp hệ khổ tướng: Thọquả khổ):Do tạo ra các nghiệp, nên bị các nghiệp kéodẫn đi lãnh thọ quả khổ, không được tự tại.

Tómlại, phải biết: Gốc từ vô minh (căn bản vô minh)sanhra các pháp nhiễm ô (chi mạt vô minh) nên các phápnhiễm ô đều là vô minh (bất giác).

LƯỢCGIẢI

Đoạnnày nói về 6 món thô (lục thô). Do từ vô minh vọng động(Tự chứng phần của thức A lai da) khởi ra tâm (Kiến phầncủa thức A lại da) và cảnh (Tướng phần của thức A lạida) là ba món vi tế, rồi tiếp tục sanh khởi 6 món thô sau này:

1.Vì có cảnh giới (hiện tướng) nên tâm phân biệt tốtxấu, rồi sanh ra thương (tham) ghét (sân) v.v…gọi là “Tướngtrí”, chữ “Trí” là biết phân biệt tốt xấu.

2.Do tâm biết phân biệt tốt xấu v.v…nên các niệm thương ghét,mừng giận, khổ vui v.v…tiếp tục sanh khởi không gián đoạn,gọi là “Tướng tương tục”.

3.Do các niệm thương ghét, mừng giận, khổ vui, nên sanh tâmchấp lấy: Cái gì vui thích thì tham luyến, còn buồn khổ thìsân hận, gọi là “Tướng chấp thủ”.

4.Do sanh tâm chấp cảnh, nên giả đặt ra những danh từ để kêugọi, cái này đẹp, cái kia xấu v.v…gọi là “Tướngkế danh tự”.

5.Do có những danh tự kêu gọi đẹp xấu v.v…nên sanh tâm thamlam, giận ghét, và vì thế mà tạo ra cái nghiệp, gọi là”Tướng khởi nghiệp”.

6.Do tạo các nghiệp, nên bị nghiệp kéo dẫn sanh tử luânhồi trong 3 cõi, để thọ quả báo, không được tự tại,gọi là “Tướng nghiệp hệ khổ”.

Tómlại, do “mê hoặc” nên “tạo nghiệp”; nhơn””tạo nghiệp” nên phải thọ “quả khổ”trở lại “mê hoặc” nữa; nhơn “hoặc” lạitạo “nghiệp” tho “quả khổ”, mãi mãi khôngbiết bao giờ cùng tận, như cái vòng tròn không mối, nêngọi là “Luân hồi”.

Bởido vô minh vọng niệm sanh ra tất cả các pháp phiền não tạpnhiễm, nên các pháp đều là vô minh. Nếu người được”vô niệm” (không vọng niệm), thì tất cả các phápphiền não sanh tử đều hết.

Trong3 món Tế và 6 món Thô này, về phàm phu thì đủ cả; Tiểuthừa về 3 quả trước, thì đủ 3 món Tế và 4 món Thô trước;A la hán thì có 3 món Tế và 3 món Thô trước; hằng Pháp thânBồ Tát (từ Bát địa trở lên) chỉ còn 3 món Tế.

Xinxem biểu đồ sau đây:

I.Phàm phu (có đủ 9 món)
3 món Tế 
1. Nghiệp tướng (vọng động)
2. Chuyển tướng (trực giác)
3. Hiện tướng (cảnh)
6 món Thô 
1. Trí tướng (phân biệt)
2. Tưng tục tướng ( vọng niệmtương tục)
3. Chấp thủ tướng (chấp sựvật)
4. Kế danh tự tướng ( chấpdanh tự)
5. Khởi nghiệp tướng (tạonghiệp)
6. Nghiệp hệ khổ tướng (thọquả)

II.Tiểu thừa, 3 quả trước, có 7 món

3món Tế
1. Nghiệp tướng
2. Chuyển tướng
3. Hiện tướng
4 món Thô
1. Trí tướng
2. Tương tục tướng
3. Chấp thủ tướng
4. Kế danh tự tướng

III.A la hán có 6 món

3món Tế 
1. Nghiệp tướng
2. Chuyển tướng
3. Hiện tướng
3 món Thô
1. Trí tướng
2. Tương tục tướng
3. Chấp thủ tướng

IV.Pháp thân Bồ Tát chỉ có món Tế 

  1. Vô minh nghiệp tướng(nghiệp tướng)
    2. Năng kiến tướng (chuyểntướng)
    3. Cảnh giới tướng(hiện tướng)

 

c.NÓIVỀ HAI TƯỚNG

CHÁNHVĂN

Lạinửa, “Giác”(chơn) với “Bất giác” (vọng)đều có 2 tướng: Đồng và Khác.

Thếnào là “Đồng”?_ các sự nghiệp huyễn hoá của”Giác”(vô lậu) và “Bất giác” (vôminh) đều đồng một thể tánh chơn như. Thí như các mónđồ gốm đều đồng một chất đất.

Bởithế nên trong Khế kinh chép: “Tất cả chúng sanh, từhồi nào đến giờ, vẫn thường ở trong Bồ Đề Niết bàn;không phải do tu mới có, do làm mới được; rốt ráo không cógì gọi là “chứng” cả, và cũng không hình tướng gìcó thể thấy được.

Song,chúng sanh thấy sắc thân Phật, có 32 tướng tốt, có 80 vẻđẹp v.v…là do tuỳ tâm vọng nhiễm của chúng sanh màhuyễn hiện, không phải tánh chơn như có các hình tướngấy; vì tánh chơn như không có thấy được vậy.

Thếnào là khác?_ Do tuỳ tâm vọng nhiễm của chúng sanh mà hiệnra các huyễn tướng sai khác: hữu lậu (mê) và vô lậu(giác). Ví như các thứ đồ gốm, hình tướng khácnhau.

LƯỢCGIẢI

Đoạnnày lấy hai mặt “đồng” và “bất giác”, đểchỉ sự tương quan tương phản của hai thứ ấy. Đứng vềbản thể của các pháp mà luận, thì “nhiễm” và”tịnh” đều là chơn như. còn đứng về hiện tượngcủa các pháp mà nói, thì “nhiễm” và “tịnh”có sai khác.

Bởi”giác” và “bất giác” đều là Chơn như, cũngnhư các thứ đồ gốm (fđồ kiểu hay đồ đá) đều bằngđất, nên nói tất cả chúng sanh từ hồi nào đền giờ,vẫn thường ở trong Chơn như. Tánh Chơn như này không phảido tu mới được, hay làm mới có; rốt ráo không có sở đắc,và cũng không có hình tướng gì có thể chỉ bày được.

Song,chúng sanh thấy có Phật hiện thên độ sanh; đó là tự tâmcủa chúng sanh, tuỳ nghiệp huyễn hiện, chứ không phải tánhChơn như có những hình tướng như thế.

Câu:”Tuỳ tâm vọng nhiễm của chung sanh mà hiện ra cáchuyễn tướng sai khác: hữu lậu (mê) và vô lậu (giác).Nghĩa là nói: Không phải ở đâu khác, mà chính chính ở tâmchúng sanh, có thể đổi các phiền não nhiễm ô, ra các côngđức thanh tịnh. Khi tâm vọng động thì sanh ra vô lượnghằng sa pháp tạp nhiễm, khi tâm hết vọng động thì hiệnra vô lượng hằng sa công đức thanh tịnh. Tất cả đềutuỳ tâm của chúng sanh mà hiện racác tướng nhiễm, tịnh. Cáctướng này đều như huyễn.

Câu:”…Các sự nghiệp chuyển hoá của vô lậu (giác) vàvô minh (mê), có nghĩa là: Tánh giác đã có nghiệp dụng,hiện ra tất cả cảnh giới thù thắng vi diệu, không thểnghĩ bàn, thì vô minh cũng có nghiệp lực hiện ra Tam tế,Lục thô, tất cả sanh tử khổ vui, cũng không thể nghĩ bàn.Bởi thế nên Chơn và vọng đều là huyễn cả. Khế kinh chép:”sanh tử và Niết bàn đều như mộng huyễn”.

QUYẾTNGHI

Hỏi:_Chúng snh đã vốn là Phật, tại sao không thấy chúng sanh cóBáo thân và Hoá thân Phật?

Đáp:_Khi nói chúng sanh vốn là Phật, là đứng về phương diệnbản thể Phật tánh mà nói, chứ không phải đứng về phươngdiện hiện tượng Phật tướng mà nói vậy. Về bản thể thìcác chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng về hiện tượng thìchúng sanh có Báo thân và Hoá thân.

Hỏi:_Chơn như Phật tánh đã không có sắc tướng, tại sao chưPhật chứng được, và có tướng Báo thân và Hoá thân?

Đáp:_Sắc thân của chư Phật, chỉ tuỳ theo tâm của chúng sanh màhiện ra, không phải trong thể tánh chơn như có những hình tướngấy.

Đãnói về “Tâm sanh diệt” dưới đây sẽ nói “TướngNhơn duyên sanh diệt”

Post Comment