Phật Học Phổ Thông quyển 3
Tác giả : Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Nhà xuất bản :
Bài Thứ 4. Nói về nghĩa “Giác”
PHẦNGIẢI THÍCH
NÓI VỀ NGHĨA “GIÁC”
(tiếp theo và hết)
CHÁNHVĂN
Bảngiác có 2 tướng
Lạinữa, do dứt các nhiễm duyên phân biệt, nên bản giác thànhra hai tướng: 1. Tướng trí tịnh. 2. Tướng nghiệp dụngbất tư nghị; hai tướng này không rời bản giác.
1.Tướng trí tịnh: (Thể): Hành giả nhờ sức huân tập và nhưthật tu hành, đến khi công phu tu hành đã viên mãn, phá trừđược thức A lại da (chơn vọng hoà hiệp) và diệt cácvọng tâm tương tục, thì pháp thân thanh tịnh hiện ra, đặngcái trí thuần tịnh, nên gọi là “Tướng trí tịnh”.
LƯỢCGIẢI
Nhờdứt trừ các pháp nhiễm ô phân biệt, nên tánh giác hiện racó 2 tướng: 1. Bản thể sáng suốt trong sạch, gọi là”Tướng trí tịnh”.2. Diệu dụng không thể nghĩ bàn,gọi là “Tướng nghiệp dụng bất tư nghị”. Vì thểvà dụng không rời tánh giác, nên gọi “hai tướng khôngrời bản giác”.
BựcTam hiền, bên trong nhờ sức chơn như huân ra, bên ngoài lạinhờ chánh pháp huân vào, nên làm cho hành giả tự phát khởitín tâm tu hành.
Đếnhàng Thập địa Bồ Tát, do nhờ sức tu tập, nên ngộ nhậpđược tâm chơn như, rồi y như tâm chơn như này mà tu, nêngọi là “Như thật tu hành”.
Đếnvị Đẳng giác Bồ Tát, thì sự tu hành, công đã thành quảlại mãn; lúc bấy giờ Bồ Tát phá trừ thức hoà hiệp vàdiệt tâm tương tục, nên pháp thân thanh tịnh hiện ra, đặngtrí thuần tịnh, gọi là “Tướng trí tịnh”.
GIẢIDANH TỪ
“Thứchoà hiệp” _ Đoạn trước nói “Sanh diệt và bất sanhdiệt hoà hiệp”, gọi là A lại da”, nay nói “pháthức hoà hiệp” tức là phá thức A lại da. Song chỉ phácái “tướng hư vọng tạp nhiễm” của thứcA lại da;không phải phá cái “thể tánh” của thức này.
“Tâmtương tục”_ Tâm tương tục tức là 7 chuyển thức (từnhãn thức đé6n Mạt ma thức). Diệt tâm tương tục, tức làdiệt “tướng” hư vọng tương tục của 7 thức trước,không phải diệt cái “thể” của 7 chuyển thức.
CHÁNHVĂN
Hỏi:_ Nghĩa này thế nào?
Đáp:_ Tất cả tâm thức đều là vô minh; song cái tướng vô minh(vọng) không rời tánh giác (chơn). Bởi thế nên không thểphá hoại (vì không rời tánh giác), và cũng không phải khôngphá hoại được (vì là tướng vô minh).
Thínhư trước biển cả (dụ tánh giác) vì gió (vô minh) nênnổi sóng (tâm thức); sóng và gió đều động và không rờinhau; song tánh nước chẳng động. Đến khi sóng đứng thì giólặng; song tánh ướt của nước không diệt.
Cũngthế, biển tâm thanh tịnh của chúng sanh, bị gió vô minhthổi động, nên sóng tâm thức nổi lên. Sóng tâm thức, gióvô minh đều động, lại không hình tướng và chẳng rờinhau; song biển chơn tâm chẳng hề chao động. Nếu gió vôminh dừng, thì sóng tâm thức tương tục kia cũng lặng; song nướctrí thuần tịnh (chơn) không bao giờ diệt.
LƯỢCGIẢI
Vìvô minh sanh ra các tâm thức hư vọng, nên các tâm thức khôngrời vô minh. Song vô minh lại không thật thể, chỉ nương tánhgiác mà có, nên nó không rời tánh giác. Đến khi vô minhhết, thức tâm diệt, thì tánh giác hiện bày. Cũng như, vìgió thổi nên tánh sóng nổi lên; sóng và gió đều động vàkhông rời nhau. Đến khi gió đứng sóng lặng thì tánh nướcthanh tịnh bằng phẳng hiện ra.
CHÁNHVĂN
Tướngnghiệp dụng bất tư nghị (Dụng). Do tướng trí tịnh đủ vôlượng công đức và thường không đoạn tuyệt, nên có thểtuỳ thuận theo căn cơ của chúng sanh, tự nhiên ứng hiện ratất cả các cảnh giới mầu nhiệm thù thắng, để làm lợiích cho chúng sanh.
LƯỢCGIẢI
Từchơn như thể (tướng trí tịnh) khởi ra các diệu dụng (chơnnhư dụng) không thể nghĩ bàn được (tướng nghiệp dụngbất tư nghị). Nhờ diệu dụng này mới có thể hiện ra đượccác cảnh giới thù thắng, tuỳ theo trình độ của mỗi loài,làm vô lượng công đức, để lợi ích cho tất cả chúngsanh không thể nghĩ bàn.
NgàiĐức Thanh giải: Bản giác khi còn ở tại vỏ mê, thì chúngsanh nương nơi đó mà tạo ra vô lượng vô biên các nghiệp,nên kinh chép: “Nghiệp lực không thể nghĩ bàn”. NayBản giác đã ra khỏi vỏ mê, được thanh tịnh, thì có đủtất cả thần thông diệu dụng, cũng không thể nghĩ bàn được.Và Bản giác này nghĩ ra các cảnh giới thắng diệu, làm vôlượng công đức, tuỳ theo căn cơ của mỗi loài, ứng hiệnđủ cách, để làm lợi ích cho các chúng sanh; như Ngài QuánThế Âm hiện ra 32 ứng thân, 14 món vô úy …nên gọi là”Nghiệp dụng bất khả tư nghị” (Diệu dụng khôngthể nghĩ bàn).
GIẢIDANH TỪ
“Tựnhiên ứng hiện” _ Nghĩa là ứng hiện một cách tự nhiên,không dụng công và cố ý. Thí như mặt trăng chiếu xuốngao, hễ nước trong thì trăng tự nhiên ứng hiện; trăng khôngcó dụng công và cố tâm.
CHÁNHVĂN
Bảngiác có 4 nghĩa
Lạinữa, Thể và Tướng của tánh giác (chơn tâm) giống như cáigương sáng sạch, và rộng lớn như hư không, bao trùm tấtcả. Tánh giác này có 4 nghĩa:
1.Như thật không:Như cái gương lớn sáng sạch, không có hìnhảnh của cảnh vật (thật không). Tánh giác (chơn tâm) xa lìacác tướng của vọng tâm và vọng cảnh (ly nhất thế tướng);không có một pháp nào hiện ra cả; cũng như cái gươngtrống không. Đây là nói về nghĩa “Tịch” (vắnglặng) của tánh giác, không phải nói về nghĩa”chiếu”.
LƯỢCGIẢI
Vìtánh giác viên mãn thanh tịnh, nên dụ như cái gương sángsạch; vì tánh giác rộng rãi bao la, nên dụ như hư khôngrộng lớn. Nếu phân tách từng khía cạnh, thì tánh giác có4 nghĩa; đoạn này nói về nghĩa thứ nhứt:
1.Thật không: Đây là nói về nghĩa “tịch tịnh” củaChơn tâm. Vì Bản thể chơn tâm (tánh giác) vốn thanh tịnh,rộng rãi bao la và ly tất cả các tướng, không thể dùng tâmthức suy nghĩ hay lời nói luận bàn được, (cũng như cái gươngsáng sạch, không có lưu một hình ảnh gì ở trong gươngcả) tức là pháp thân thanh tịnh saün có của chúng sanh, khôngphải do tu mới được.
CHÁNHVĂN
2.Nhơn huân tập: Như cái gương sáng lớn, hiện đủ các cảnh(thật có). Trong tánh giác (chơn tâm) đủ các pháp (tứcnhứt thế pháp); nghĩa là tất cả cảnh giới thánh, phàm đềuhiện trong chơn tâm thường trú nầy. Nó không xuất khôngnhập, không mất không hoại, vì tánh của các pháp là chơn tâmvậy.
Lạinữa, vì tánh giác không vọng động, nên các pháp nhiễm ô,không thể làm nhiễm ô được; trái lại nó đủ tất cả cácpháp vô lậu và làm nhơn huân tập cho chúng sanh vậy.
LƯỢCGIẢI
Đoạntrước nói về “thể” của chơn tâm, ly tất cả cáctướng, cũng như cái gương sáng, không có một vật gì ởtrong gương (như thật không). Đoạn này nói về Tướng vàDụng của chơn tâm đủ tất cả pháp. Cũng như cái gương sáng,các cảnh vật đều hiện vào (như thật bất không).
Tướngvà Dụng của chơn tâm có 2 nghĩa:
1.Đủ tất cả pháp: Tất cả chúng sanh đều saün có các phápvô lậu thanh tịnh, cũng gọi là “bản hữu Phật tánh”hay “chánh nhơn Phật tánh”.
2.Nhơn huân tập: Tất cả chúng sanh đều saün có tánh Phật; tánhPhật đủ vô lượng hằng sa công đức và thanh tịnh khôngđộng, nên các pháp nhiễm ô không làm nhiễm ô được. TánhPhật này làm chánh nhơn (chánh nhơn Phật tánh) huận tập ởbên trong, khiến cho chúng sanh giác ngộ, nhàm chán khổ sanhtử, phát tâm cầu đạo giải thoát.
CHÁNHVĂN
3.Pháp xuất ly: Như cái gương đã sáng sạch, không còn bụi nhơ.Tánh giác (tánh Phật) đã sáng suốt thuần tịnh, ra khỏi haichướng: Phiền não chướng, Sở tri chướng và xa lìa thức Alại da (Chơn, Vọng hoà hiệp).
LƯỢCGIẢI
3.Pháp xuất ly: tức là “Liễu nhơn Phật tánh”, cũnggọi là “Chơn như xuất triền”. Hành giả nhờ côngphu tu tập, đoạn trừ phiền não chướng, sở tri chướng vàphá thức hoà hiệp (A lại da), nên tánh Phật (Chơn như) khôngcòn bị triền phược và được sáng suốt thuần tịnh.
CHÁNHVĂN
4.Duyên huân tập: Như cái gương sáng, phản chiếu trở lại. Tánhgiác (Phật tánh) đã ra khỏi vỏ triềb phược rồi, trởlại chiếu soi khắp giáp tất cả, và tuỳ theo tâm niệmcủa mỗi loài mà hiện thân hoá độ, làm trợ duyên huântập trở lại vào tâm chúng sanh, khiến cho chúng sanh tu tậpcăn lành.
LƯỢCGIẢI
4.Duyên nhơn Phật tánh: Do Chơn như đã xuất triền, nên códiệu dụng không thể nghĩ bàn: Chiếu khắp tất cả và tuỳtheo tâm niệm của chúng sanh mà thị hiện các thân hình đểhoá độ, làm trợ duyên, huân tập trở lại vào tâm chúngsanh, khiến cho chúng sanh phát Bồ Đề tâm, tu theo chánh pháp.
Côngdụng cao cả và rộng lớn của Chơn như (tánh giác), chỉ cóthể thí dụ như hư không. Thể tánh sáng suốt thuần tịnhcủa Chơn như (tánh giác), chỉ có thể thí dụ như gương:dầu có bụi hay không, song chất pha lê (gương) vẫn sángsuốt, thỉ chung như một.
(đoạnnàyđã nói nghĩa “Giác” rồi, tiếp theo sau đây sẽ nóiđến nghĩa “Bất giác” của thức A lại da)