Các Bài Giảng Pháp Phật Pháp

Tâm Giác Ngộ Là Nền Tảng Của Tất Cả Mọi Pháp Lành

Tâm Giác Ngộ Là Nền Tảng Của Tất Cả Mọi Pháp Lành

 

Sự thực tập về quy luật nghiệp quả phải dựa trên nền tảng quy y tam bào: Phật, Pháp và Tăng. Khi tiến hành thực tập quy y tam bảo, hai điều kiện cơ bản nên xuất hiện. Đó là một cảm giác sợ hãi về những nguy hiểm tiềm tàng tồn tại nếu chúng ta vốn sinh ra trong cảnh giới thấp kém và cũng là cảm giác nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng có năng lực để bảo vệ chúng ta từ những mối nguy hiểm tiềm tàng như vậy.

Bây giờ, tôi sẽ đọc lại một bài kệ trong các bài kệ tuyệt vời của Long Thọ đối với đức Phật ở tác phẩm Trung Quán Luận Tụng

Cúi đầu đảnh lễ đức Phật

                                         Giảng Nhân duyên thuyết, bậc thầy vô song

                                        Giáo học, trí tuệ mênh mong

                                        Khéo trừ tất cả ngông cuồng hý ngôn

                                        Không sanh không diệt trường tồn

                                       Không thường không đoạn vùi chôn não phiền

                                      Không một không khác tinh chuyên

                                     Không đi không đến nhân duyên phi thường.

Hôm qua, chúng ta đã bàn luận về sự xả ly và hôm nay, chúng ta sẽ nói về  tâm Bồ-đề, tâm giác ngộ. Trong tác phẩm Ba Điểm Tinh Yếu Của Đạo Lộ, ngài Tông Khách Ba[1] đã đồng nhất hóa ba khía cạnh then chốt của con đường dẫn tới giác ngộ. Ba khía cạnh ấy chính là xả ly, tâm bồ đề và quan điểm chuẩn xác về tánh không. Đối với một người thực hành theo đạo Phật, mục đích cuối cùng sẽ là sự chứng đạt giải thoát, điều được gọi một cách nghiêm túc là trạng thái thiện tâm nhất định này. Có hai cấp độ của thiện tâm nhất định hoặc giải thoát. Một là sự chứng đạt giải thoát cá nhân ra khỏi khổ đau và các vọng tưởng. Sự giải thoát này do việc kết hợp buông xã và quan điểm chuẩn mực về tánh không mà đạt được. Đây là hai yếu tố chủ chốt dẫn tới sự chứng đạt giải thoát ra khỏi luân hồi. Sự kết hợp giữ tâm bồ đề và quan điểm chuẩn mực về tánh không là những gì dẫn đến chứng đạt giác ngộ hoàn toàn.

Tuy nhiên, sự tiếp cận con đường tuần tự dẫn tới giác ngộ là không phải dễ dàng. Trong “con đường tuần tự đưa đến giác ngộ”, có một sự hiểu biết rằng đây là quá trình sẽ phải nổ lực liên tục suốt đời. Do vậy, tầm quan trọng ở đây cũng là dựa trên con đường dự trù. Những sự thực tập sơ bộ này bao hàm rất nhiều nguyên nhân và điều kiện để có được một môi trường chính xác. Đó là những cơ sở vật lý có khả năng thúc đẩy cá nhân tiến hành con đường dẫn đến sự giải thoát tối hậu. Bởi vậy, trong con đường tuần tự dẫn đến giác ngộ có một sự nhấn mạnh dựa trên hiểu biết đúng đắn hoặc nhận thức rõ làm cho chúng ta phù hợp với nhân loại. Các điều kiện dẫn tới làm thân người bẩm sinh hoàn hão phần lớn được giải thích trong phạm vi tôn trọng quy luật đạo đức dựa trên khuôn khổ tránh xa mười nghiệp ác[2] và đưa đến đời sống phạm hạnh.

Liên quan đến các điều kiện cho phép chúng ta có được thân người bẩm sinh hoàn hảo như vậy là phù hợp với sự theo đuổi con đường dẫn tới chứng đắc giải thoát tối hậu, căn bản của giai đoạn ban đầu này là tuân thủ đời sống có giới luật theo khuôn khổ đạo đức bằng cách tránh xa mười hành động tiêu cực (ác nghiệp). Mặc dù chúng ta có thể nói, cho đến bây giờ, theo nguyên tắc chung dưới quy luật nghiệp quả cho thấy những hành động tích cực đưa đến các kết quả tích cực và những hành động tiêu cực đưa đến các kết quả tiêu cực, nhưng có lẽ nguyên tắc chung này trở nên hoàn toàn rõ ràng đối với tất cả chúng ta. Theo Phật giáo, những gì khó hiểu hơn là các yếu tố hoặc những hoạt động tinh vi của quy luật nghiệp quả. Những điều này được xem là các hiện tượng kín đáo hoặc khó hiểu mà những người bình thường như chúng ta không có điểm tựa hợp lý và cũng không có bất cứ khả năng hiểu biết hoàn toàn nào khác. Điều này chỉ dành cho những chúng sanh sanh được giác ngộ, những người hoàn toàn thoát khỏi tất cả chướng ngại để hoàn toàn có khả năng nhận thức hiểu biết tất cả sự tinh xảo về các hoạt động của nghiệp.

Ở đây, chúng ta có thể thấy rằng đạo Phật có sự đánh giá về các cấp độ khác nhau của thực tại, các loại đối tượng khác nhau của nhận thức. Có những đối tượng rành mạch hoặc  rõ ràng khiến chúng ta không cần phải sử dụng bất cứ phân tích lý luận nào. Có một phạm trù thứ hai được xem là kín đáo hoặc khá mù mờ mặc dù không rõ ràng đối với chúng ta, nhưng qua tiến trình suy luận, chúng ta có thể quyết đoán sự thật hoặc thực tại của nó. Tuy nhiên, những hoạt động tinh vi của quy luật nghiệp quả rơi vào phạm trù thứ ba, tức các hiện tượng kín đáo. Ví dụ, trên thực tế, chúng ta đang kinh qua một cảm giác đặc biệt tại giây phút này trong hội chúng này, mặc dù về nguyên tắc, chúng ta có thể chấp nhận rằng điều này phải có nguyên nhân, những gì vốn thực chất là nguyên nhân và nguồn gốc của nghiệp này là quá tinh vi đối với mình.

Sự thực tập về quy luật nghiệp quả phải dựa trên nền tảng quy y tam bào: Phật, Pháp và Tăng. Khi tiến hành thực tập quy y tam bảo, hai điều kiện cơ bản nên xuất hiện. Đó là một cảm giác sợ hãi về những nguy hiểm tiềm tàng tồn tại nếu chúng ta vốn sinh ra trong cảnh giới thấp kém và cũng là cảm giác nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng có năng lực để bảo vệ chúng ta từ những mối nguy hiểm tiềm tàng như vậy.

Ngay lập tức, điều này đưa chúng ta đến một nghỉ vấn về khả năng tái sinh, những gì xảy ra sau khi chết. Trong một ý nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói rằng  đời sống kế tiếp là một tương lai xa lạ, nhưng theo quan điểm khác thì nó không phải là thực sự xa xôi. Ranh giới giữa đời sống hiện tại và đời sống kế tiếp chỉ trãi qua một hơi thở. Trong chóc lát, nó ngưng thở thì đời sống kế tiếp bắt đầu hiện khởi. Do vậy, điều quan trọng trong việc suy nghiệm về cái chết và vô thường được nhấn mạnh ở “con đường tuần tự dẫn tới giác ngộ” (lam-rim). Như tôi đã trình bày hôm qua, tầm quan trọng của việc suy nghiệm dựa trên khổ đau thuộc các cảnh giới thấp hèn không phải là thâm nhập vào một số lãnh vực tư duy thiếu lành mạnh mà là thấm nhuần trong chúng ta một ước nguyện mạnh mẽ để thực sự có được việc bảo hộ từ chúng. Nó nhấn mạnh con người chúng ta phải có năng lực để tìm ra giải thoát khỏi điều đó.

Đây là cách tiếp cận  phổ quát mà chúng ta tìm thấy trong những lời dạy của con đường tuần tự dẫn đến giác ngộ (lam-rim). Tuy nhiên, trong phạm trù của những lời dạy được biết dến như là lam-rim, có những chênh lệch không đáng kể trong các phương thức tiếp cận. Ví dụ, chúng ta nhận thấy trong phương thức tiếp cận lam-rim của ngài Geshe Sharawa, những hành giả đều quán chiếu dựa trên sự có mặt của Phật tánh trong tất cả chúng sanh. Đây là thực chất riêng biệt trong tác phẩm Pháp Bảo Giải Thoát của ngài Gampopa. Trong tác phẩm này, ngài nêu rõ đặc tính nội tại được đòi hỏi cho việc chứng đạt giác ngộ là Phật tánh[3]. Điều kiện ngoại tại là sự hướng dẫn của một vị thầy có kinh nghiệm tâm linh. Chúng ta nhận thấy có một tầm quan trọng to lớn dựa vào nhận thức hoàn toàn trên thực tế rằng con người sở hữu hạt giống tối hậu của giác ngộ. Điều này xác định rằng có khả năng tịnh hóa tâm chúng ta từ tất cả cấu uế của nó.


[1] Tông Khách Ba: (zh. 宗喀巴:, 13571419) sinh tại Amdo, Đông Bắc Tây Tạng trong một gia đình quan lại quyền thế đồng thời cũng là một gia đình Phật giáo. Sư là một vị Lạt-ma Tây Tạng, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo tại đây. Sư sáng lập tông phái Cách-lỗ, với một trong những giáo pháp quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Sư sinh ra trong lúc các Tạng kinh tại Tây Tạng đã được biên soạn xong nhưng Sư chủ trương soát xét lại toàn bộ kinh điển và tổng kết thành quả của mình trong hai tác phẩm chính: Bồ-đề đạo thứ đệ và Chân ngôn đạo thứ đệ. Sư là người xây dựng nhiều tháp quan trọng tại Tây Tạng như Drepung (Triết Bang), Sera (Sắc Nhạ) và Ganden (Cách Đăng).

Lúc còn nhỏ, Sư đã đi vào con đường tu học. Năm ba tuổi, Sư thụ giới Cư sĩ với Cát-mã-ba thứ 4, La-bồi Đa-kiệt (13401383). Sư học với nhiều vị đạo sư khác nhau và nghe nhiều khai thị của hai tông phái Tát-ca vàCam-đan. Khả năng luận giảng xuất sắc của Tông-khách-ba biểu lộ trong 18 tác phẩm và các tác phẩm này đã trở thành kinh sách giáo khoa cho các thế hệ sau. Sư cho rằng, một tỉ-khâu cần phải nghiên cứu năm ngành học (Ngũ minh) và muốn thế, vị này cần biết lắng nghe các lời khai thị, biết tự mình suy xét phân biệt và biết thực hiện chúng thông qua thiền định. Trong năm ngành đó thì về triết học, Sư khuyên học Trung quán và ngành Nhân minh (sa. hetuvidyā), về thiền định nên nghiên cứu giáo pháp của kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa và A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma), về một đời sống chân chính nên dựa vào Luật tạng.

Ngoài các thành tích trên, Sư còn hoàn tất bốn công trình lớn được kể là: tu chỉnh một bức tượng quan trọng của Di-lặc, kiên trì giữ giới luật ghi trong Luật tạng, thành lập lễ nguyên đán Mon-lam và xây nhiều bảo tháp.

Sau khi tu học và bắt đầu thu nhận đệ tử vào năm 29 tuổi, ngài bắt đầu đổi sang đội mũ màu vàng. Các đệ tử của sư sau đó cũng đều học theo ông đội mũ vàng, nhờ vậy bắt đầu hình thành Hoàng Mạo phái (phái mũ vàng). Mũ vàng vốn ban đầu là mũ dành riêng cho những đại sư có nhiệm vụ duy trì giới luật.

[2] Mười nghiệp ác: tức là mười điều dữ, mười điều tội ác, trái ngược với mười nghiệp thiện.  Trong mười nghiệp ác có ba tội thuộc về thân, bốn tội thuộc về miệng và ba tội thuộc về ý, bao gồm như sau:

Về thân có ba:

1. Giết hại chúng sanh.

2. Trộm cướp tài vật của người khác.

3. Quan hệ tình dục với chồng/vợ người khác hoặc phụ nữ/đàn ông khác không phải vợ/chồng của mình.

Về miệng có bốn:

4. Nói dối trá không thật.

5. Nói thô tục trau chuốt.

6. Nói đâm thọc gậy chia rẽ hận thù.

7. Nói lời ác độc, nguyền rủa người.

Về ý có ba:

8. Tham lam.

9. Sân giận, bực tức.

10. Si mê, ngu muội.

[3] Phật tánh:  (zh. fóxìng 佛性, ja. busshō, sa. buddhatābuddha-svabhāva) là thể bất sinh bất diệt của mọi loài theo quan điểm Đại thừa. Theo đó, mọi loài đều có thể đạt giác ngộ và trở thành một vị Phật, không bị đời sống hiện tại hạn chế. Có nhiều quan điểm khác nhau về phật tính, người ta tranh cãi liệu tất cả mọi loài đều có Phật tính hay không, liệu thiên nhiên vô sinh vô tri như đất đá có Phật tánh hay tánh không.

Sự khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa là quan điểm về Phật tánh có thường hằng trong mọi loài hay không. Tiểu thừa hầu như không nhắc đến Phật tính, cho rằng không phải chúng sinh?nào cũng có thể thành Phật. Đại thừa xem đạt Phật quả là mục đích cao nhất, đó là sự thể hiện Phật tính nằm sẵn trong mọi chúng sinh, thông qua những phép tu học nhất định.

Theo Thiền tông thì mỗi chúng sinh đều có Phật tính, nhưng nói chung thì không tự biết và cũng không sống với sự tự hiểu biết này như một bậc giác ngộ, một vị Phật. Sự thức tỉnh này và sự sinh diệt, xảy ra từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc nọ, là biểu hiện của sự đồng nhất với Phật tính và cũng chính là mục đích của Thiền.

Như vị Thiền sư hiện đại người Nhật Bạch Vân An Cốc viết thì Phật tánh, cũng đồng nghĩa với Pháp tánh (sa. dharmatā, ja.hosshō), chính là cái mà người ta gọi trong Đại thừa là tánh Không (sa. śūnyatā). Ông phát biểu: “Qua kinh nghiệm giác ngộ—nguồn gốc của tất cả những giáo lí đạo Phật—người ta ngộ được thế giới của tính Không. Thế giới này—chuyển động, không có trọng lượng, vượt mọi cá thể—vượt khỏi trí tưởng tượng của con người. Vì thế nên chúng ta không thể nào hiểu được và cũng không thể nào tìm hiểu được cái tự tính chân thật của vạn vật, cái Phật tính, pháp tính của chúng. Vì tất cả những gì chúng ta có thể tưởng tượng ra được đều phải có màu sắc nên tất cả những gì chúng ta tưởng tượng về Phật tính tất nhiên là sai. Cái người ta có thể tưởng tượng được chỉ là sự phản chiếu của Phật tính—nhưng không phải Phật tính. Nhưng, mặc dù Phật tính không thể diễn bày (Bất khả thuyết), không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghị), chúng ta vẫn có thể tỉnh thức, chứng ngộ được nó bởi vì chúng ta bản lai là Phật tính.”

Một thuật ngữ chỉ Phật tính khác là Bản lai thành Phật (本來成佛), nhưng ít phổ biến. Chủ ý có nghĩa là Phật tính ở mọi nơi, tất cả chúng sinh xưa nay vốn có Phật tính. Khái niệm này thường thấy trong các bộ kinh và luận của Đại thừa, như trong Đại thừa khởi tín luận và Viên Giác kinh.

Đức Đạt lai Lạt Ma, Minh Chánh dịch Việt

Post Comment