Phật Học Phổ Thông quyển 3
Tác giả : Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Nhà xuất bản :
Bài thứ tư: tiếp theo
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã lược nêu 6 loại Tâm sở tương ưng nay xin nói rõ hành tướng (hành vi và tướng trạng) sai khác của các loại Tâm sở này; vậy 2 loại Tâm sở đầu tiên thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Sơ biến hành: Xúc đẳng
Thứ Biệt cảnh vị: Dục
Thắng giải, Niệm, Định, Huệ
Sở duyên sự bất đồng.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Hai loại Tâm sở, đầu tiên là Biến hành, có năm món: Xúc, Tác ý, Thọ, Tưởng và Tư; loại Tâm sở thứ hai là Biệt cảnh, cũng có năm món: Dục, Thắng giải, Niệm, Địng, Huệ. Công việc duyên cảnh của năm món Biệt cảnh không đồng nhau.
LƯỢC GIẢI
Biến hành Tâm sở: Tâm sở này đi khắp tất cả:
- Đi khắp tất cả thời gian (quá khứ, hiện tại, vị lai).
2. Đi khắp tất cả không gian (ba cõi, chín địa)
3. Đi khắp tất cả tánh (thiện,ác và vô ký).
4. Đi khắp tất cả thức (tám thức tâm vương).
Năm món Biến hành là: Xúc, Tác ý, Thọ, tưởng và Tư. Trong bài nói về thức Sơ năng biến ở trước, đã có nói về hành tướng của năm món Biến hành Tâm sở rồi, nên bài này chỉ nói về năm món Biệt cảnh.
Biệt cảnh Tâm sở: Tâm sở này có năm món, mỗi món duyên mỗi cảnh giới khác nhau, không thể đi khắp tất cả như năm món Biến hành.
Năm món Biệt cảnh là: Dục, Thắng giải, Niệm, Định và Huệ. 1. Dục: Muốn; như phát tâm muốn lìa trần tục, hoặc muốn học Phật v.v …, 2. Thắng giải: Hiểu biết rõ ràng; như học Duy thức, hiểu biết được rõ ràng, 3. Niệm: Nhớ nghĩ; như ngày trước học giáo lý, hôm nay nhớ lại, 4. Định: Chăm chú; như chăm chú nghe hoặc học Duy thức, tâm không loạn động, 5. Huệ: Trí huệ; nhơn định nên sanh trí huệ.
Vì năm Tâm sở này, mỗi món duyên mỗi cảnh và hành tướng khác nhau; cũng như năm người, mỗi người ở mỗi chỗ và làm mỗi việc không đồng, nên bài tụng trên nói “Sở duyên sự bất đồng”: Công việc duyên cảnh của năm món Tâm sở này không đồng.
Biệt cảnh:
- Dục Tâm sở duyên cảnh bị mong muốn
2. Thắng giải đã rõ ràng
3. Niệm nhớ lại
4. Định chăm chú
5. Huệ quán sát
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói hai loãi Tâm sở biến hành và biệt cảnh; còn hành tướng của Thiện Tâm sở thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Thiện, vị: Tín, Tàm, Quí
Vô tham đẳng tam căn
Cần, An, Bất phóng dật
Hành xả cập Bất hại.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói bài tụng để trả lời rằng: Thiện Tâm sở có 11 món: Tín, Tàm, Quí và ba thiện căn là vô tham, vô sân, vô si với cần, an, bất phóng dật, hành xả và bất bai.
LƯỢC GIẢI
11 món Thiện Tâm sở này, cũng như các vị Trung thần trong nước, hay người tớ trung thành trong nhà.
1.Tín: Tin; như tin Tam bảo, 2. Tàm: Xấu hổ; như mình lỡ làm việc có tội lỗi, sanh ra xấu hổ, 3. Quí: Thẹn thùa; như mình làm việc sái quấy, đối với người sanh lòng thẹn thùa. Nói lại cho dễ hiểu: Tàm là tự hổ lấy mình; Quí là thẹn với người, 4. Vô tham: không tham; gặp cảnh tốt đẹp, không sanh tâm tham lam, 5. Vô sân: Không nóng giện, 6. Vô si: Không si mê; đối với tất cả sự vật, tâm không si mê. Ba món tâm sở này (vô tham, vô sân,vô si) là gốc rễ của các pháp lành, nên được gọi là “Tam thiện căn” (ba căn lành), 7. Cần: Siêng năng; gặp việc lành, tâm tinh tấn không thối lui, 8. Khinh an: Nhẹ nhàng sảng khoái; thâm tâm vui vẻ nhe nhàng, 9. Bất phóng dật: Khônh phóng túng; bỏ dữ làm lành, không buông lung theo dục lạc, 10. Hành xả: Làm mà không cố chấp; làm tất cả việc tốt, mà không tham luyến cố chấp, làm với bản tánh tự nhiên, chớ không có dụng công, tâm thường an trụ nơi bình đẳng. Hành tướng của Hành xả, như người đi đường: Phải bỏ bước sau mới tiến tới bước trước. Nếu không bỏ bước sau thì không bao giờ tiến tới bước trước được. Lại nữa, hành xả với Xả thọ khác nhau: “hành xả” là món Xả trong Hành uẩn, thuộc về pháp lành; còn “Xả thọ” là một trong Thọ uẩn, thuuộc về tánh vô ký, 11. Bất hại: Không làm tổn hại tất cả chúng sanh.
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói 11 món Thiện Tâm sở, còn hành tướng, (hành vi, tướng trạng) của căn bổn phiền não thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Phiền não vị: tham, sân
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Dịch nghĩa
Luận chủ noíi hai câu tụng để trả lời rằng: Căn bản phiền não có sáu món: Tham,Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác kiến.
LƯỢC GIẢI
Phiền não nghĩa là buồn phiền não loạn. Vì 6 món phiền não này làm căn bản để sinh ra các phiền não chi mạt, nên gọi là Căn bản phiền não.
- Tham, 2. Sân, 3. Si; ba món Tâm sở này trái ngược với ba món Thiện căn (vô tham, vô sân, vô si) trong 11 món Thiện Tâm sở. Trong Khế kinh gọi ba món phiền não này là “tam độc” (3 món độc). 4. Mạn, tức là Ngã mạn; đã giải trong bài thức năng biến thứ hai, 5. Nghi: Nghi ngờ; như người nghi ngờ Phật pháp, không tin thuyế nhơn quả luân hồi v.v …6. Ác kiến: Hiểu biết có tội ác; nghĩa là hiểu biết không chơn chánh tà vạy.
Aùc kiến này, chia ra làm năm món: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ, sẽ giải ở sau.
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói 6 món Căn bản phiền não, còn hành tướng (hành vi, tướng trạng) của 20 món Tuỳ phiền não thế nào?
Đáp:_ Nguyên Văn chữ Hán
Tụng viết:
Tuỳ phiền não vị: Phẫn
Hận, Phú, Não, Tật, Xan
Cuống, Siểm, dữ hại, Kiêu
Vô tàm cập vô quí
Trạo cử dữ Hôn trầm
Bất tín tinh Giải đãi
Phóng dật cập Thất niệm
Tán loạn, Bất chánh tri.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói hai bài tụng để trả lời rằng: Tuỳ phiền não có hai mươi món: Phẫn, Hận, Phú, Não,Tật, Xan, Cuống, Siểm, Hại, Kiêu, Vô tàm, Vô quí, Trạo cử, Hôn trầm, Bất tín, Giải đãi, Phóng dật, Thất niệm, Tán loạn và Bất chánh tri.
LƯỢC GIẢI
Vì hai mươi món phiền não này tuỳ thuộc vào các căn bản phiền não, nên gọi là “Tuỳ phiền não”.
- Phẫn: Giận, khi gặp nghịch cảnh sanh tâm giận giỗi.
- Hận: Hờn, sau khi giận rồi lưu lại trong tâm không bỏ.
- Phú: Che giấu, Che giấu tội lỗi của mình không cho ai biết.
- Não: Phiền, sau khi giận rồi buồn phiền nơi lòng.
- Tật: Ganh ghét, thấy người hơn mình sanh tâm đố kî.
- Xan: Bỏn xẻn, có tiền của mà rít rắm không bố thí.
- Cuống: Dối gạt, vì muốn đặng danh lợi nên dối gạt người.
- Siểm: Nịnh, bợ đỡ nịnh hótvới người để xin danh vọng quyền lợi.
- Hại: Tổn hại, trái với “bất hại” trong Thiện Tâm sở.
- Kiêu: Kiêu cách, giống như mạn tâm sở, song “Mạn tâm sở” là kinh dễ lấn lướt người, còn “Kiêu tâm sở” là ỷ tài năng của mình mà khinh ngạo xem thường người.
- Vô tàm và 12 là Vô quí, trái với Tàm và Quí trong Thiện tâm sở.
- Trạo cử: Chao động, làm chướng ngại tu Chỉ; trái với Định tâm sở trong vị Biệt cảnh.
- Hôn trầm: Tối mờ, lám chướng ngại tu quán; trái với huệ tâm sở.
- Bất tín:Không tin, trái với Tín tâm sở trong 11 món thiện.
- Giải đãi: Trễ nải, trái với Cần tâm sở trong 11 món thiện.
- Phóng dật: Buông lung; trái với “Bất phóng dật” trong Thiện tâm sở.
- Thất niệm: không nhớ; trái với “Niệm tâm sở” trong vi Biệt cảnh.
- Tán loạn: Rối loạn, tâm lăng xăng rối loạn; trái với “Định tâm sở” trong vị Biệt cảnh.
- Bất chánh tri: Biết không chơn chánh, khi đối vớicảnh hiểu biết sai lầm, làm chướng ngại hiểu biết chơn chánh.
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Trên đã nói 20 món Tuỳ phiền não, còn hành tướng của 4 món Bất định thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Bất định, vị: Hối Miên
Tầm Tư nhị các nhị
Dịch nghĩa
Luận chủ nói hai câu tụng trên để trả lời rằng: Bất định là Hối Miên và Tầm Tư, mỗi món lại chia làm hai (là bốn).
LƯỢC GIẢI
Bất định là không nhứt định thiện hay ác.
- Hối: Ăn năn, nghĩa là ăn năn những việc nên làm mà không làm, hoặc ăn năn những việc không nên làm mà lại làm.
- Miên: Ngủ nghỉ, làm cho thân tâm không tự tại.
- Tầm: Tìm kiếm, đối với cảnh danh ngôn của ý thức, nó làm cho tâm thô động gấp gáp.
- Tư: Rình xét, đối với cảnh danh ngôn của ý thức, nó khiến cho tâm tế nhị mà gấp gáp.
Lại nữa, bốn món tâm sở này, mỗi món đều có hai tánh: hoặc thiện hoặc ác không nhứt định, nên gọi là “Bất định”.