Phật Học Phổ Thông quyển 3
Tác giả : Hòa thượng Thích Thiện Hoa
Nhà xuất bản :
Bài thứ ba: tiếp theo
CHÁNH VĂN
Hỏi: _ Trên đã nói thức năng biến thứ nhứt, còn thức năng biến thứ hai thế nào?
Đáp: _ Nguyên văn chữ Hán
Tụng viết:
Thứ đệ nhị năng biến
Thị thức danh Mạt na
Y bỉ chuyển, duyên bỉ
Tư lương vi tánh tướng.
Dịch nghĩa
Luận chủ này tụng (12 câu) để trả lời rằng:Thức năng biến thứ hai tên là Mạt na. Thức này do thức A lại da sanh ra, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Tánh và tướng của nó thường lo nghĩ.
LƯỢC GIẢI
Trước đã nói thức Năng biến thứ nhứt, tiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là “Căn” của ý thức, chứ không phải ý thức (thứ 6).
Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lại da chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sanh ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ.
Nguyên văn chữ Hán
Tứ phiền não thường câu
Vị: ngã si, ngã kiến
Tinh ngã mạn, ngã ái
Cập dư xúc đẳng câu.
Dịch nghĩa
Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở, như Xúc, Tác ý …
LƯỢC GIẢI
Trước đã nói thức năng biến thứ nhứt, thiếp theo đây nói thức Năng biến thứ hai, tức là thức thứ Bảy. Tiếng Phạn gọi là Mạt na, Tàu dịch là Ý. Thức này là căn của ý thức, chứ không phải là ý thức (thứ 6).
Thức này nương thức A lại da sanh khởi, rồi trở lại duyên thức A lai na chấp làm ngã. Cũng như cái tay từ nơi thân sing ra, rồi trở lại hộ vệ cái thân. Vì thức này tánh hay lo nghĩ, nên hiện ra tướng trạng bên ngoài cũng lo nghĩ.
Nguyên văn chữ Hán
Tứ phiền não thường câu
Vị: ngã si, ngã kiến
Tinh ngã mạn, ngã ái
Cập dư xúc đẳng câu.
Dịch nghĩa
Bốn món phiền não thường chung cùng với thức này là: Ngã si, Ngã kiến, ngã ái. Ngoài ra thức này còn tương ưng với các Tâm sở như: Xúc, Tác ý, v.v…
LƯỢC GIẢI
Những Tâm sở thường tương ưng với thức này, là bốn món phiền não: 1. Ngã si (si mê cái Ngã), 2. Ngã kiến (Chấp cái Ngã), 3. Ngã mạn (đề cao cái Ngã của mình, để khinh mạn người), 4. Ngã ái (tham ái cái Ngã).
Bởi thức Mạt ma thường chấp thức A lại da làm Ngã, nên bốn món phiền não tương ưng với thức này, cũng đều do caqi Ngã mà sanh. Vì thế nên trên mỗi món phiền não lại thên chữ Ngã (Ngã si, Ngã kiến, Ngã mạn, Ngã ái).
Ngoài bốn món phiền não trên, lại còn có các Tâmsở, như năm món Biến hành và tuỳ phiền não v.v…cũng tương ưng với thức này; nhưng không phải thường có như bốn món phiền não trên.
Si, Kiến,
Các Tâm sở 1. Thường chung khởi
Tương ưng với Mạn, Ái.
Thức này 2. Không thường Năm món Biến hành.
Tuỳ phiền não v.v …
Nguyên văn chữ Hán
Hữu phú vôký nhiếp
Tuỳ sở sanh sở hệ
A la hán, Diệt định
Xuất thế đạo vô hữu
Dịch nghĩa
Tánh của thức này là “hữu phú vô ký”. Tuỳ thức A lại da sanh về cảnh giới nào, thì thức này theo đó mà chấp Ngã. Khi chứng A la hán, nhập Diệt tận định và được vào Đạo xuất thế, thì không còn thức này.
LƯỢC GIẢI
Vì bốn món phiền não ngăn che, nên tánh của thức Mạt ma thuộc về hữu phú vô ký. Lại nữa, vì thức này do thức A lại da sanh ra, nên tuỳ theo thức A lại da sanh về cõi nào, thì nó theo chấp ngã ở cõi đó.
Hỏi:_ Người tu hành phải đến địa vị nào mới đoạn được Ngã chấp và không còn thức Mạt ma?
Đáp:_ Có ba địa vị:
- Đến địa vị A la hán: Vì vị này đã xả tàng thức, nên thức Mạt ma không còn chấp Ngã.
- Nhập diệt tận định: Vì định này diệt hết các Tâm vương và Tâm sở của bảy thức trước.
- Đạo xuất thế: Hành giả khi đặng cái trí hiểu biết chơn vô ngã và đặng trí vô lậu hậu đắc, thì không còn thức Mạt ma.
Xả Tàng thức
- A la hán không còn Mạt ma
Diệt hết Tâm vương Tâm
Ba địa vị sở của 6 thức trước.
Không có 2. Diệt tận định Diệt các Tâm sở về phần
Mạt ma tạp nhiễm của thức Mạt ma.
Được trí hiểu biết chơn
- Đạo xuất thế vô ngã
Đặng trí vô lậu hậu đắc
CHÁNH VĂN
Hỏi:_ Như vậy đã nói thức năng biến thứ hai, còn thức năng biến thứ ba thế nào?
Đáp:_ Nguyên văn chữ Hán
Thứ đệ tam năng biến
Sai biệt hữu lục chủng
Liễu cảnh vi tánh tướng
Thiện, bất thiện, câu phi.
Dịch nghĩa
Luận chủ nói tụng (2 bài) để trả lời rằng:
Thức năng biến thứ ba, có sáu món sai khác. Tánh và tướng của thức này đều phân biệt cảnh (liễu cảnh). Thức này đủ cả ba tánh: thiện, ác và vô ký (câu phi).
LƯỢC GIẢI
Thức năng biến thứ ba có sáu món: 1. Nhãn thức, 2. Nhĩ thức, 3. Tỹ thức, 4. Thiệt thứic, 5. Thân thức, 6. Ý thức. Trong 8 thức, thức nào cũng đều phân biệt cảnh; song thức thứ Bảy và thức thứ Tám chỉ phân biệt cảnh tế, còn 6 thức trước lại phân biệt cảnh thô; nên trong bài tụng nói “Tánh tướng nó đều phân biệt cảnh”. Cũng như mặt trời mặt trăng sáng suốt chiếu soi khắp thiên hạ. Mặt trời mặt trăng sáng suốt là dụ cho bản tánh của thức này; còn chiếu soi là dụ cho tướng dụng của thức này.
Sáu thức này đủ cả 3 tánh: thiện, ác, và vô ký (không thiện ác).
Nguyên văn chữ Hán
Thử Tâm sở biến hành
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tuỳ phiền não bất định
Giai tam tho tương ưng
Dịch nghĩa
Những Tâm sở tương ưng với thức này, như: biến hành, biệt cảnh, căn bản phiền não, tuỳ phiền não, bất định và ba thọ.
LƯỢC GIẢI
Tâm sở do tâm vương đặt để, cũng như các quan do Vua sắp đặt, như một vị quan lớn có bao nhiêu nhơn viên. Tâm sở cũng thế, tất cả 51 món, phân làm 6 loại, mỗi loại có bao nhiêu món.
Nay xin liệt kê sau đây:
- Biến hành, có 5 món
- Biệt cảnh, có 5 món
- Thiện, có 11 món
- Căn bản phiền não, có 6 món
- Tuỳ phiền não, có 20 món
- Bất định, có 4 món.
Ba thọ là:khổ thọ, lạc thọ, và xả thọ.
Tóm lại, thức này tương ưng với 51 món tâm sở và 3 thọ