04 Chữ Tâm Trong Đạo Phật

CƯ TRẦN LẠC ĐẠO
Cư Sĩ Chánh Trực
Toronto, Canada Toronto, Canada – TL 2002

Chữ tâm trong đạo Phật 
Nương theo giáo pháp Phật Đà
Chữ Tâm Phật dạy giúp ta độ đời.
Đến bờ giác ngộ thảnh thơi
Thoát ly phiền não cuộc đời an vui.

Trong nhà Phật, tam tạng kinh điển ghi lại lời dạy của chư Phật, chư Bồ Tát và chư vị Tổ Sư. Đó là thiền lâm bảo huấn, nghĩa là: trong rừng thiền, có nhiều lời dạy vô cùng quí giá. Người phát tâm tu theo Phật thật khó khăn khi phải chọn lựa kinh sách nào để đọc trước, sao cho có thể hiểu biết chánh pháp rõ ràngáp dụngđược vào đời sống hằng ngày.

Trong khi đọc tụng kinh sách, người tu họcPhật cũng gặp khó khăn với các từ ngữ chuyên môn, dù là tiếng Việt, tiếng Hán Việt, hay các ngôn ngữ khác, cần phải tìm hiểu thấu đáo, qua tự điển, hay nhờ các bậc thiện tri thứcgiảng giải, giúp đỡ. Sau khi cố gắng lắm mới tạm vượt qua được sự khó khăn này, người tu tập thường gặp phải ngưỡng cửa: dù đã học hiểu rành rẽ giáo lý, nhưng vẫn chưa vào được đạo!

Thế nào là: vẫn chưa vào được đạo? Người tu hành nhiều năm, dù tại gia hay xuất gia, nếu chưa đủ duyên, nếu chưa gặp được hoàn cảnh để sáng đạo, ngộ đạo, thấy đạo, vào được đạo, thì người đó vẫn lòng vòng bên ngoài cửa đạo, vẫn dậm chân tại chỗ ban đầu, vẫn công phu tu tập chậm chạp, vì các nghi lễ nặng phần hình thức, vì các việc làm mong cầu phước báo, vì tâm chấp chặt nhị biên, những định kiến đúng sai phải quấy, vì tâm mong cầu bình yên sung sướng, vì tâm chưa thanh tịnh, còn quá lăng xăn lộn xộn bên trong, còn bị trần duyên bên ngoài chi phối.

Thực ra, dù đạo Phật có một rừng kinh điển, sách vở, thích ứng cho đủ mọi căn cơ, trình độ, giới thiệu tất cả các pháp môn tu tập tự cổ chí kim, trình bày các kinh nghiệm tu hành từ xưa đến nay, nhưng tất cả những kinh điển, sách vở đó đều nhằm mục đích duy nhất là: khai mở và chỉ bày cho tất cả mọi người thấy rõ cái “bản tâm thanh tịnh” của chính mình. Còn bổn phận của chúng ta là: ngộ và nhập được bản tâm thanh tịnh đó. Nếu không ngộ được điều này, tức là không sống được với bản tâm thanh tịnh, người tu tập dụng công phu nhiều, nhưng thu lượm kết quả chẳng đuợc bao nhiêu. Người nào ngộ và nhập được bản tâm thanh tịnh, tức là giữ được tâm bình thường, là người thấy đạo, vào được đạo.

Cho nên, Thiền sư Phổ Nguyện Nam Tuyền có dạy: “Bình Thường Tâm Thị Đạo”, chính là nghĩa như vậy.

Nói một cách khác, tất cả kinh điển giáo lý của đạo Phật có thể tóm gọn vào một chữ, đó là chữ TÂM, mà thôi. Nắm vững được chìa khóa quan trọng này rồi, người tu học Phật có thể mở toang được tất cả các cánh cửa của nhà Phật, thấu hiểu những lời dạy của chư Phật, chư vị Tổ sư trong các kinh điển, sách vở, mục đích thấy được con đường giác ngộgiải thoát, để xây dựng đời sống hiện tại được an lạchạnh phúc.

* * *

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chữ TÂM qua các kinh điểnkinh nghiệm tu tập thực tế của các bậc tôn túc cổ kim. Mỗi đề mục đều có công năng giải bày bản tâm thanh tịnh, hay tóm gọn vào một chữ, chỉ rõ đó là: chữ tÂM trong Đạo Phật.

a .- chữ tÂM qua lời dạy của chư Phật

1) Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo”.

Nghĩa là: Mọi sự mọi việc đều do tâm tạo ra tất cả. Công đức cũng do tâm tạo, nghiệp chướng cũng bởi tại tâm. Đó chính là tâm sanh diệt, lăng xăng lộn xộn, thay đổi luôn luôn, thường do tham sân si chi phối, thúc đẩy, điều khiển, cho nên con người thường tạo nghiệp bất thiện nhiều hơn là nghiệp thiện. Chúng ta đã thấu hiểu lý lẽ chân thật của cuộc đời là: vô thường, không có gì tồn tại vĩnh viễn, không có gì là tự nhiên sanh mà không có nguyên nhân.

Luật nhân quả áp dụng trong ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai. Sinh sự thì sự sinh. Nhân nào thì quả nấy. Gieo gió thì gặt bão. Có lửa thì có khói. Cầu nguyện với tâm lăng xăn lộn xộn, chỉ đem lại sự bình an tâm trí tạm thời. Bình an thực sự chỉ có cho người thiện tâmThiên đàng, địa ngục, tuy là hai tâm trạng khác nhau, nhưng thực sự, tất cả chỉ là các trạng thái ở trong tâm của chúng ta mà thôi.

Bởi vậy cho nên, có bài kệ như sau:

Tội từ tâm khởi đem tâm sám

Tâm đã diệt rồi tội cũng vong

Tội vong tâm diệt cả hai không

Đó chính thực là chân sám hối.

Nghĩa là: Tất cả những tội lỗi gây ra, đều do tâm chúng ta chủ động, thì phải thành tâmsám hối, tự trong thâm tâm. Từ đó, chúng ta phát nguyện không tái phạm, cho nên mỗi khi tâm tham, tâm sân, tâm si khởi lên, chúng ta liền biết ngay, dừng lại, không làm theo sự điều khiển, sai khiến của tham sân si, thì tội lỗi sẽ không còn tái phạm nữa. Khi tội lỗi không còn, tâm sanh diệt cũng lặng mất, con người sống trong trạng thái tịch tịnh, bình yên của tâm trí. Đó mới thực là sự sám hối chân chánh.

* *

2) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy: “Tùy tâm biến hiện”.

Nghĩa là: Mọi sự mọi việc trên thế gian này như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do vọng tâm của chúng ta biến hiện ra cả. Sự cảm thọ tùy theo tâm trạng, tùy theo cá nhân, không ai giống ai, không lúc nào giống với lúc nào, không thời nào giống với thời nào, không nơi nào giống với nơi nào.

Trong sách có câu:

“Tâm buồn cảnh được vui sao”.

“Tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an”.

Nghĩa là: Cùng một cảnh vật như vậy, nếu có tâm sự buồn phiền áo não, chúng takhông thấy cảnh vui chút nào. Còn nếu chúng ta có tâm trạng hân hoan vui vẻ, dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như thường. Cái tâm hân hoan vui vẻchúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê là chúng ta? Cùng một câu nói như vậy, nếu tâm an ổn, vui vẻ mát mẻ, chúng ta cũng cho là: nói đúng nói phải, nói sao cũng được, nói ngược cũng xong. Trái lại, tâm đang bực bội, ai nói câu nào, chúng ta cũng cho là: nói sai nói bậy, nói xiên nói xỏ, nói bóng nói gió, nói hành nói tỏi, nói quấy nói quá.

Đối với người thân thương yêu, tâm ý của mình tốt, mặc dù chưa chắc lúc nào cũng tốt được y như vậy. Còn như đối với kẻ thù người oán, tâm ý mình không tốt, sẵn sàng gây phiền não khổ đau cho họ. Họ càng khổ đau nhiều chừng nào, mình càng khoái chừng đó! Vậy, hãy thử nghĩ xem, chúng ta là người: có tâm thực tốt, hay tâm không tốt? Chẳng hạn như là: nếu chúng ta đang cần sự giúp đỡ khẩn cấp, khi gặp tai biến, thì viên cảnh sát chính là ân nhân. Còn nếu chúng ta đang vi phạm luật pháp, làm chuyện mờ ám, làm ăn phi pháp, thì bóng dáng viên cảnh sát thực chẳng đáng ưa chút xíu nào cả. Cùng một câu chuyện, chúng ta ưa thích thì cho là đúng, ngược lại không ưa liền cho là sai. Cái tâm sanh diệt, lăng xăng lộn xộn, thay đổi bất thường như vậy, thực không phải là chúng ta.

* *

3) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy: “Tam giới tâm tận, tức thị niết bàn”.

Nghĩa là: Khi nào dứt sạch tâm trong ba cõi, lúc đó chúng ta mới thấy được niết bànBa cõi, còn gọi là tam giới, đó là: dục giới, sắc giớivô sắc giới.

Khi tâm tham nổi lên, chúng ta sống trong dục giới, tức là cảnh giới đắm nhiễm tham dục, cảm thấy đau khổ triền miên vì lòng tham của con người không đáy, không bao giờ thỏa mãn được. Con người sống trong dục giới lúc nào cũng cảm thấy khao khát, thiếu thốn, được bao nhiêu cũng không thấy đủ, cho nên luôn luôn chạy đôn chạy đáo, tìm kiếm ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống và ngủ nghỉ.

Khi tâm sân nổi lên, ngay lúc đó, chúng ta sống trong sắc giới, tức là cảnh giới chấp chặt sắc tướng, lòng như thiêu đốt, sắc mặt tái xanh, vì sự tức giận, vì sự bất mãn. Dù tâm tham không còn, tâm sân cũng tai hại vô cùng.

* *

4) Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:

Nhất niệm sân tâm khởi,

bách vạn chướng môn khai.

Nghĩa là: Một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kềm chế, không tự khắc phục, thì biết bao nhiêu, trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó.

Khi tâm si nổi lên, chúng ta sống trong vô sắc giới, tức là cảnh giới vô minh, rất dễ lầm đường lạc nẽo, mê tín dị đoan, rất dễ dàng tạo tội tạo nghiệp bằng cách: hãm hại trả thù, lập mưu tính kế, vu khống cáo gian, thưa gửi kiện tụng, không cần biết hậu quả khổ đau đối với các người khác và gia đình họ. Những giây phút ngu si, lầm lẫn thường là nguyên nhân của những sự hối tiếc, đau khổ sau đó, cho mình và cho người khác, có khi kéo dài triền miên suốt cả cuộc đời.

Bởi vậy cho nên, phải dẹp trừ tận gốc các tâm tham sân si, trong kinh sách gọi đó là: tam độc, chúng ta thoát ly tam giới gia, cuộc sống mới an lạchạnh phúc.

* *

5) Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật có dạy:

“Người nào giữ được nhứt tâm bất loạn, trong một ngày cho đến bảy ngày, khi lâm chung giữ tâm không điên đảo, thì người đó được vãng sanh tây phương”.

6) Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật có dạy:

“Nếu thường xuyên giữ được chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não, thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề”.

Nghĩa là: Người tu tập phải luôn luôn quán sát tâm chính mình, luôn luôn giữ gìnchánh niệm, luôn luôn niệm Phật, khi vọng tâm vọng tưởng vọng thức vọng niệmkhởi lên, liền biết, không theo. Nhờ đó tâm được an nhiên tự tại, không loạn động, dứt trừ được phiền não, gọi là: nhứt tâm bất loạn. Nhờ công phu tu tập đó, chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề. Khi lâm chung giữ được tâm không điên đảo, cho nên được vãng sanh cảnh giới tịnh độ. Muốn làm được điều này, muốn giữ được tâm trí nhứt như không loạn động, con người phải thấu hiểu và thực hànhquán tứ niệm xứ, gồm có: thân, thọ, tâm, pháp.

Quán thân bất tịnh, nghĩa là quán tưởng tấm thân mấy chục ký lô của mình chỉ là một tập hợp những thứ không sạch, được bọc bên ngoài bởi lớp da cũng chẳng mấy gì sạch sẽ cho lắm, con người thấy rõ: tấm thân này không phải là mình, đừng bận tâm chuyện còn hay mất, chết rồi cũng bỏ lại, chẳng ai dám đến gần. Cho nên khi sống đừng quá chăm sóc và nuông chìu, khi chết đừng bận tâm chuyện đem chôn hay đem thiêu.

Quán thọ thị khổ, nghĩa là quán tưởng sự cảm thọ, thọ nhận là khổ, con người thấy rõ: càng chấp chặt chuyện đời, chuyện thị phi phải quấy, càng thọ nhận nhiều cảm giác, càng đau khổ nhiều mà thôi. Cho nên ai nói điều gì không đúng chánh pháp, thì cho qua luôn, đừng nhớ làm chi vô ích, đừng nghĩ suy gì cả. Nói vắn tắt là: Thọ nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều thì mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái. Tuy chuyện rất đơn giản, thực hành không dễ dàng, nhưng không phải bất khả.

Quán tâm vô thường, nghĩa là quán tưởng cái tâm nhỏ hẹp của mình luôn luôn thay đổi, sanh diệt liên miên, mới nghĩ thế này liền nghĩ thế khác, lúc thương yêu đắm đuối lúc thù hận ngập tràn, lúc thân lúc thù, lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, lúc hiền thiện lúc gian tà. Tâm của chúng ta luôn luôn dính với cảnh trần bên ngoài, kinh sách gọi là: tâm phan duyên. Cảnh trần bên ngoài đẹp mắt, vừa tai, thuận ý, thì sanh tâm vui thích. Cảnh trần bên ngoài chói tai gai mắt, nghịch ý, thì sanh tâm tức tối. Nếu cứ theo sự sai khiến của cái tâm vô thường như vậy, chúng ta tạo tác không biết bao nhiêu nghiệp chướng, cho nên trôi lăn, trầm luân trong sinh tử không biết bao nhiêu đời, bao nhiêu kiếp! Ngày nay tâm mình hay tâm người khác chưa thiện, ngày mai tâm mình hay tâm người khác sẽ thay đổi tốt hơn, nhờ có công phu tu tập.

Quán pháp vô ngã, nghĩa là quán tưởng các pháp trên thế gian này đều không có bản thể nhứt định, gọi là: vô ngã. Các pháp, tức là tất cả sự sự vật vật trên đời, không có cái gì cố định, không phải tự nhiên sanh ra, không phải tự nhiên diệt đi. Tất cả chỉ là một dòng chuyển biến không ngừng. Con người thấy đó mất đó. Chuyện gì rồi cũng đổi thay, rồi cũng qua mau. Đừng phí sức, đừng bận tâm với các pháp sanh diệt của thế gian.

* *

7) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

“Chư pháp tùng nhân duyên sanh”.

“Chư pháp tùng nhân duyên diệt”.

Nghĩa là: Muôn sự muôn vật trên đời tùy theo nhân duyên mà sanh ra, cũng tùy theonhân duyên mà diệt đi. Không có việc gì, vật gì, có thực tướng, tồn tại vĩnh viễn. Người ta chửi mình do mình gây nghiệp bất thiện cảm với người. Người ta chửi mãi mỏi miệng thì cũng ngưng thôi, tức giận làm chi cho mệt! Đừng đưa cái bản ngãcủa mình, tức là cái tôi, cái ta, tây phương gọi là “EGO”, ra hứng những ngọn lửa của thế gian, thì mình đâu có bị đốt cháy, đâu có bị nhiệt não, đâu có bị khổ tâm, đâu có bị ngày ăn không ngon, tối ngủ chẳng yên. Ngọn lửa không thể đốt hư khôngđược, sẽ tự dập t?t thôi. Vô ngã đơn giản là như vậy đó, an lạc là như vậy đó!

* *

8) Trong Kinh Thủ Lăng NghiêmKinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:

“Sanh diệt ký diệt, tịch diệt hiện tiền”.

“Sanh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc”.

Nghĩa là: Khi nào các tâm sanh diệt, tức là tâm tham sân si, nổi lên rồi lắng xuống, sanh khởi rồi diệt đi, không còn nữa, gọi là: sanh diệt, thì tâm trí bình yên lặng lẽ, không xáo trộn, gọi là: tịch diệt hiện tiền, hay tịch diệt vi lạc, tức là cảnh giới an lạc, niết bàn tự tại, hiện ngay trước mặt. Tâm trạng bất an vì những niệm sanh diệt, gọi là: tâm chúng sanh. Tâm sanh diệt diệt rồi, không còn lăng xăng lộn xộn nữa, trở nên tâm không tịch, trống không và tịch tịnh, hoàn toàn thanh tịnh, gọi là: bản tâm thanh tịnh, hay: tâm bình thường, chính là: tâm Phật.

Điều này thực dễ hiểu, ví như khi cặn cáu lắng xuống hết, ly nước đục trở thành ly nước trong. Mặt biển sóng động trở thành mặt biển thái bình. Tâm loạn động trở thành tâm thanh tịnh. Không cần phải tìm tâm Phật đâu xa. Nhưng thực hiện được điều này là cả một đời tu tập, tu tâm dưỡng tánh, giữ gìn giới luật, lánh dữ làm lành, quán sát tâm ý. Chúng ta cần phải hành trì các pháp môn, dù thiền tông, tịnh độ tông, hay mật tông, tức là: thiền quán, tọa thiền, thiền hành, tứ oai nghi thiền, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, cho đến mức rốt ráo, đạt được trạng thái: nhứt tâm bất loạn.

* *

9) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy:

“Lục căn chính là cội gốc của sanh tử luân hồi”.

“Lục căn cũng là cội gốc của giải thoát niết bàn”.

Tại sao vậy? Bởi vì, lục căn của chúng ta, tức là sáu giác quan, gồm có: nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân và ý, khi tiếp xúc với lục trần, tức là sáu trần cảnh bên ngoài, gồm có: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp, mà không đắm nhiễm, không dính mắc, không sanh lục thức, trong kinh sách gọi là: lục tặc, thì chúng ta đâu có bị phiền não, trong lòng đâu có nổi sóng gió, gọi là: tam bành. Dù hằng ngày vẫn tiếp xúc với mọi người, mọi cảnh trong cuộc đời, chúng ta không tham, không sân, không si. Giữ gìn được như vậy tức là chúng ta giải thoát khỏi phiền não khổ đau, sống trong cảnh giới niết bàn an lạc, ngay hiện đời vậy.

Mắt trông thấy hình sắc thì nhận biết rõ ràng người nào là người nào, món nào là món nào, nhưng tâm không khởi niệm thương hay ghét, ưa hay không ưa. Tai nghe thấy tiếng thì nhận biết rõ ràng đó là tán thán hay phê phán, nhưng tâm không khởi niệm khoái chí hay bực bội. Mũi ngửi thấy mùi thì nhận biết rõ ràng là mùi hương gì, nhưng tâm không khởi niệm thích hay không thích. Lưỡi nếm vị thì nhận biết rõ rànglà vị gì, nhưng tâm không khởi niệm khen ngon hay chê dở. Thân xúc chạm thì biết rõ ràng là tốt hay xấu, nhưng không khởi niệm dễ chịu hay khó chịu. Tâm ý nghĩ suy thì nhận biết rõ ràng là đúng hay sai, phải hay quấy, nhưng tâm không khởi niệm kỳ thị, đố kỵ, so sánh, hơn thua, tranh chấp. Do đó, chúng ta đâu có bị kéo lôi, đâu có bị cột trói vào chuyện thương thương ghét ghét, đấu tranh tranh đấu, lặp đi lặp lại, nói tới nói lui, nói xuôi nói ngược, được mất khen chê, nghĩa là chúng ta đã thoát khỏi vòng trầm luân sanh tử khổ đau đó vậy.

* *

10) Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật có dạy:

“Căn bản của sanh tử luân hồi là: Vọng tâm”.

“Căn bản của bồ đề niết bàn là: Chân tâm”.

Nghĩa là: Chúng sanh sở dĩ bị trầm luân sanh tử, bởi vì suốt ngày này qua ngày nọ, luôn luôn sống với vọng tâm, tức là tâm lăng xăng lộn xộn, luôn luôn thay đổi, khi vui khi buồn, khi thương khi ghét, khi khen khi chê, khi tán thán khi phê phán. Muốn tâm trí sáng suốt thanh tịnh, an nhiên tự tại, chúng ta cần quán sát tâm chính mình: Khi các vọng tâm nổi lên, chúng ta liền biết, không theo, như vậy vọng tâm lắng xuống, diệt mất, chân tâm hiện ra rõ ràng.

Bản tâm thanh tịnh, hay chân tâm bất sanh bất diệt, không sanh không diệt, thường hằng, vĩnh viễn, luôn luôn hiện hữu. Chỉ có vọng tâm: tham lam, sân hận si mê, mới có sanh và diệt, mà thôi. Chẳng hạn như khi gặp chuyện bất như ý, tâm liền khởi sanh bực tức oán giận. Lúc đó, chúng ta quên mất bản tâm thanh tịnh của mình, tức là quên mất mình là ai, chỉ biết tức tức giận giận. Lâu sau nguôi dần, tâm trở lại trạng thái bình thường, tâm sân hận diệt đi, không còn nữa. Sanh diệt có nghĩa là như vậy.

Chân tâm, tức là bản tâm thanh tịnh mà người nào cũng có, không phân biệt tôn giáo, nam nữ, màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, học thức, giàu nghèo, địa phương, quốc gia, thời gian hay không gianGiáo lý của đạo Phật cao siêu mầu nhiệm ở chỗ chỉ bày rõ ràng chân lý không phân biệt, không kỳ thị, tất cả mọi người đều có thể hiểu một cách rõ ràng.

Muốn làm được điều này, muốn chân tâm hiển hiện, chúng ta cần phải thấu hiểu và tu tập bốn tâm rộng lớn, trong kinh sách gọi là tứ vô lượng tâm, đó chính là: từ, bi, hỷ, xả. Khi có tâm từtâm bi, chúng ta sẽ dễ cảm thông với muôn loài, nhứt là với loài người, với những người chung quanh, gần như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, xa hơn như bà con, láng giềng, bạn bè. Do đó tâm giận tức, tâm sân hận có thể giảm bớt, nhẹ bớt đi. Khi có tâm hỷ và tâm xả, chúng ta sẽ bớt được các tâm ganh tị, tâm đố kỵ, tâm hơn thua, tâm cố chấpCho đến khi nào tứ vô lượng tâm tròn đầy, vọng tâm tan biến, tâm ý trở nên an nhiên tự tại, chân tâm hiển hiện. Đây mới chính là ý nghĩa thiết yếu của việc tu tâm dưỡng tánh theo đạo Phật:

Trong tâm khởi niệm,

nếu giác kịp thời,

liền biết không theo,

đó là: chân tâm.

Trong tâm khởi niệm,

nếu còn mê muội,

không giác kịp thời,

liền theo niệm đó,

trở thành: vọng tâm.

Cũng ví như là:

Khi có gió thổi,

mặt biển nổi sóng,

gọi là biển động,

ví như cái tâm

lăng xăng lộn xộn.

Mặc dù gió thổi,

mặt biển vẫn yên,

là biển thái bình,

cũng ví như là:

bản tâm thanh tịnh,

hay: tâm bình thường.

Điều đáng quan trọng không phải là vọng tâm thay đổi bất chợt, bất thường nói trên, mà chính là cái chân tâm, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm, của tất cả chúng ta vậy. Hiểu được, nhận được: thế nào là chân tâm, chính là mục đích cứu kính của đạo Phật, được Đức Phật giảng giải rõ ràng trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Tâm Địa Quán, Bát Nhã Tâm Kinh, và trong nhiều bộ kinh khác.

* *

11) Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật có dạy:

“Chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách”.

Nghĩa là: Khi ngộ được bản tâm thanh tịnh, soi xét thấy rõ năm uẩn đều không, tâm không còn ngăn ngại, không còn sợ hải, chúng ta sẽ vượt qua được tất cả mọi khổ ách, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt được cứu kính niết bàn. Thế nào là: “Xét thấy năm uẩn đều không”? Năm uẩn gồm có: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Phần thân xác, có hình tướng, nhận thấy được bằng mắt thường, gọi là: sắc. Phần tinh thần, hay tâm linh, không hình tướng, không nhận thấy được bằng mắt thường, gồm có: thọ, tưởng, hành, thức. Chúng ta nên biết rằng: nguồn gốc của mọi sự đau khổ trên thế gian này đều do tâm cố chấp mà ra. Chúng ta cố chấp điều gì? Chúng ta cố chấp rất nhiều thứ.

* *

12) Trong Kinh Viên Giác, Đức Phật có dạy:

Con ngườivô minh cho nên có hai thứ chấp:

chấp ngãchấp pháp.

Đó là hai nguyên nhân chính gây ra

phiền não và khổ đau của cuộc đời.

Khi nào hiểu được một cách rõ ràng và phá trừ được hai nguyên nhân chính gây ra khổ đau này, chúng ta sẽ tìm được an lạchạnh phúc thực sự, ngay trong cuộc sống hiện tại.

Chấp ngã có nghĩa là: Con người thường chấp cái sắc thân giả tạm và cái vọng tâmvô thường, trong kinh sách gọi chung là: ngũ uẩn, lại cho là thực, lại tưởng chính là mình, cho nên mới phiền não và khổ đau. Cái sắc thân giả tạm nặng mấy chục ký lô này của con người bao gồm bốn thứ: đất, nước, gió, lửa, trong kinh sách gọi đó là: thân tứ đại, không phải là thực. Tại sao vậy? Bởi vì nếu sắc thân tứ đại này thực là của con người, thì nó phải tuân lệnhtùy thuộc quyền xử dụng của con ngườiCon người ai ai cũng muốn cái thân tứ đại này trẻ mãi không già, khỏe mãi không đau, còn mãi không hoại.

Nhưng, từ xưa đến nay, từ đông sang tây, từ hoàng gia đến dân chúng, từ giàu sangđến nghèo hèn, từ học thức đến bình dân, có ai được toại nguyện như vậy đâu? Vậy mà ai động đến nó, con người liền nổi xung, nhứt định ăn thua đủ, nhứt định vác đơn kiện, nhứt định đòi bồi thường, nhứt định làm tới luôn, cho hả giận cho đã nư, không thể nhịn nổi, chỉ nhằm bảo vệ cái thân tứ đại vốn giả tạm, vốn không thực này, để rồi một ngày kia, dù-muốn-hay-không, mọi người đều phải bỏ lại, để đi sang thế giới khác, để tái sinh kiếp khác, với cả một đống nghiệp báo bất thiệnchẳng lành chồng chất!

? ngoài nghĩa trang, đâu phải chỉ có mộ phần các cụ trăm tuổi mà thôi! Khi hiểu được sắc thân tứ đại không thực, thì những thứ phụ thuộc như: nhà cửa, tiền bạc, danh vọng, địa vị, còn có ý nghĩa gì nữa đâu, mà ham muốn tranh chấp, đấu đá sát phạt, hơn thua được mất, cho đời thêm đau khổ? Cái thân tứ đại còn phải bỏ lại, thì có thứ gì đem theo được chứ? Có đem theo chăng, chẳng qua là tội, là nghiệp, đã tạo trong đời mà thôi.

Sắc thân tứ đại mấy chục ký lô là như vậy đó, còn vọng tâm thì sao? Cái vọng tâmthì lăng xăng lộn xộn, thay đổi liên miênCon người bị khổ đau nhiều đời nhiều kiếp, bởi vì, chấp lầm vọng tâm lăng xăng lộn xộn, thay đổi liên miên, cho đó là mình, rồi nương theo đó, chợt vui chợt buồn, chợt cười chợt khóc, suốt ngày suốt đêm, suốt tháng suốt năm, suốt cả đời này, và những đời sau! Vọng tâm gồm có: tâm thọ, tâm tưởng, tâm hành, tâm thức. Cái tâm nghĩ suy, tính toán hơn thua, lăng xăng lộn xộn, suốt ngày suốt đêm, lúc sanh lúc diệt, không phải thực là chúng ta, đó chỉ là vọng tâm. Xét thấy năm uẩn đều không, sắc tướngvọng tâm đều không thực, con người phá được sự quan trọng của bản ngã, dẹp được tự ái, thoát được phiền não, không còn khổ đau, cho nên tâm trí an nhiên tự tại. Đó là giáo lý vô ngã của đạo Phật.

Chấp pháp nghĩa là: Đối với tất cả các pháp trên đời, bao gồm mọi sự mọi việc thế gian, con người chấp chặt ý kiến cá nhân, thành tích khả năng, suy nghĩ hiểu biết, kiến thức sở học, kinh nghiệm bản thân, không muốn thay đổi, không muốn cải thiện, không muốn sửa chữa, không muốn chuyển hóa, không muốn nghe ai, bịt cả hai tai, chỉ mở cái miệng. Thậm chí biết rằng mình đã nghĩ sai, làm sai nói sai, tin bậy hiểu lầm, cũng vẫn chấp chặt!

Đời người chẳng qua chỉ là hơi thở, khi thở hơi ra mà chẳng hít vào được nữa, thì ô hô tử vong! Đời người chỉ là tạm vay mượn đất, nước, gió, lửa, từ bên ngoài, để bồi bổ cho đất, nước, gió, lửa, bên trong thân, từng ngày từng giờ, từng phút từng giây. Khi không vay mượn nữa, con người không tồn tại được. Chỉ vì cuộc sống quay cuồng, con người mãi lo kiếm tiền, bận lo hưởng thụ, bo bo giữ gìn của cải, mặt mũi, danh vọng hão huyền, lúc nào cũng tưởng: “đời còn dài mà”, cho nên hơn thua từng câu từng lời, kiếm chuyện đấu tranh, chiếm đoạt tài sản, danh lợi phù du, giành giựt miếng ăn, dựng chuyện thưa kiện, đòi hỏi bồi thường, tiền bạc phi nhân, chỉ biết lợi mình, bất kể hại người, đem lại khổ đau, cho bao người khác. Bởi vậy chính mình cũng chịu đau khổ phiền não, tâm trí luôn luôn bất an.

* *

13) Trong Kinh Tịnh Danh, Đức Phật có dạy:

Mặt trời mặt trăng vẫn thường sáng tỏ, tại sao người mù lại chẳng thấy?

Cũng vậy, bởi vì nghiệp thức che đậy, chúng sanh thường biết mà cố phạm, cho nên chẳng thấy thế giới Như Lai thanh tịnh trang nghiêm, chẳng nhận ra bản tâm thanh tịnh thường hằng.

14) Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật có dạy:

Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh.

Chúng sinh chẳng nhận thấy được, vì bị vô minh che lấp.

Nghĩa là: Con người ai ai cũng có bản tâm thanh tịnh, cũng như mặt trời mặt trăngluôn luôn sáng tỏ. Chỉ vì tâm tham lam của cải tiền bạc, hoặc vì tâm sân hận tự áicao độ, hoặc vì tâm si mê cố chấp, ví như mây đen che lấp mặt trời mặt trăng, cho nên con người mới tạo tội tạo nghiệp, làm cho tâm trí loạn động, thường xuyên bất an, điên đảo loạn cuồng, để rồi trôi lăn vào vòng sanh tử luân hồi, đã muôn kiếp trước, và sẽ tiếp tục trôi lăn, muôn kiếp về sau, nếu như không chịu dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Với số tiền nho nhỏ, quyền lợi không đáng kể, con người còn có thể tỉnh thức, dừng được nghiệp, dẹp tâm tham, không thưa kiện người khác, không gây não loạn cho người, và gia đình của họ. Nhưng khi kiện thưa đòi tiền bồi thường vài triệu đô la, con người thành ma, tối tăm mặt mũi, liều mạng đưa chân, hết biết lẽ phải, nhắm mắt làm càng, tới đâu cũng được. Mãnh lực của đồng đô la quả thực là vạn năng, thượng đế chẳng bằng, đã lôi kéo không biết bao nhiêu chúng sanh u mê, vào vòng tội nghiệp, từ xưa đến nay!

Chính vì biết mà cố phạm, nghiệp thức che đậy, vô minh che lấp, con người chẳng thấy được thế giới Như Lai trang nghiêm, bản tâm thanh tịnhChúng ta là người tỉnh thức, đang tu học chánh pháp, đang muốn trở về nguồn cội, đang muốn chuyển hóacuộc đời của mình, đang muốn thoát ly sanh tử luân hồi, càng phải nên hết sức cẩn trọng, cẩn trọng và cẩn trọng!

* *

15) Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy:

Quá khứ tâm bất khả đắc,

hiện tại tâm bất khả đắc,

vị lai tâm bất khả đắc.

Nghĩa là: Chuyện quá khứ qua rồi đừng luyến tiếc, đừng nhớ nghĩ làm gì cho bận tâm, chỉ gieo thêm nghiệp chướng chứ chẳng ích lợi gì. Muốn làm được điều này, ở trong gia đình hay ngoài xã hội, chúng ta cần phải có tâm vị tha, độ lượng, biết tha thứ, biết cảm thông, nói chung là tâm từ bi. Chuyện hiện tại rồi cũng qua mau, cố níu kéo cũng chẳng được, có lo âu phiền muộn cũng chẳng ích lợi gì. Chuyện tương lai chưa đến, lo lắng, ưu tư, sầu muộn cũng chẳng ích lợi gì. Chi bằng chúng ta giữ gìntâm trí được như như, bình tĩnh, thản nhiên, có phải khỏe hơn không? Chuyện gì phải tới nó sẽ tới, lo sợ cũng chẳng ngăn cản được đâu. Đó chính là nghiệp quả, nghiệp báo, còn gọi là: quả báo.

Hiểu sâu được luật nhân quả, chúng ta sẽ bình tĩnh thản nhiên chấp nhận quả báoxảy đến. Nếu không muốn có quả báo xấu, chúng ta phải chấm dứt gây nghiệp nhânxấu, tức là chấm dứt tâm tham sân si, tức là dừng ba nghiệp thân khẩu ý bất thiện. Trong kinh sách gọi là: dừng nghiệp và chuyển nghiệp.

* *

16) Trong Kinh Tịnh Danh và Kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật có dạy:

“Tâm tịnh thì độ tịnh”.

“Tâm địa bình thì thế giới bình”.

Nghĩa là: Khi những vọng tâm vọng tưởng, vọng thức vọng niệm đã dứt sạch, người tu tập không còn tham, không còn sân, không còn si. Đến đây, người tu tập đạt được cảnh giới bất nhị, tức là không còn kẹt hai bên, không còn thị phi, không còn phải quấy, không còn tranh chấp, không còn hơn thua, không còn tạo tội, không còn tạo nghiệp, không còn cố chấp. Trong kinh sách gọi đó là cảnh giới: vô tâm vô niệm, hay là cảnh giới: nhứt tâm bất loạn.

Lúc đó, tâm tịnh, tâm địa bình, tâm vô quái ngại, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảomộng tưởng, tức là tâm an nhiên tự tại, không còn điều gì có thể ngăn ngại được, gây lo sợ khủng khiếp được. Do đó, chúng ta xa rời những thứ điên đảo, lìa bỏ được mộng tưởng, đạt được cứu kính niết bànMọi người chung quanh cảm thấy an ổn, yên tâm, khi sống gần người tu tập có tâm tịnh, tâm địa bình. Thế giới chung quanh thanh bình, quốc độ an ninh, chính là nghĩa như vậy.

* *

17) Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy:

“Chủng chủng hý luận kỳ tâm tắc loạn”.

“Nhược đắc định giả tâm tắc bất tán”.

Nghĩa là: Người nào bàn luận một cách vô ích những chuyện thị phi, đúng sai phải quấy, tranh đua hơn thua, tâm ý của người đó tức nhiên loạn động. Còn người nào khắc chế được tâm niệm của mình, người đó đắc được cảnh giới thiền định, dù là sơ thiền, nhị thiền tam thiền, hay được tứ thiền, tức nhiên tâm ý không còn tán loạnnữa. Khi tâm địa, hay tâm thức của con người, hoàn toàn không tịch, trống rỗng lặng lẽ, lẵng lặng thanh tịnh, không còn chứa chấp những vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm nào cả, thì trí tuệ bát nhã tự bừng sáng. Tâm được thanh tịnh thì cảnh vật cũng thanh tịnh, chúng sanh chung quanh cũng được bình yên.

* *

18) Trong Kinh Vị Tằng Hữu, Đức Phật có dạy:

Tâm trước nghĩ ác,

như đám mây đen che khuất mặt trời.

Tâm sau ăn năn nghĩ thiện,

như ngọn đuốc sáng tiêu trừ hắc ám.

Nghĩa là: Cái tâm ý điên đảo đảo điên, cái vọng tưởng lăng xăng lộn xộn, tạo tội tạo nghiệp này, luôn luôn nghĩ đến các điều ác, điều bất thiện, lợi mình hại người, là nguyên nhân chính dẫn chúng sanh vào vòng sanh tử luân hồi, vào cảnh giới đen tối, như đám mây đen che khuất mặt trời. Khi giác ngộ chánh pháp con người biết ăn năn sám hối, bỏ ác làm thiện, tâm trí bình yên sáng suốt, tam đồ ác đạo lánh xa, con người gần với cảnh giới niết bàn hơn, như ngọn đuốc sáng tiêu trừ hắc ám. Cho nên làm sao hàng phục và an trụ được cái tâm ý này chính là trọng tâm của đạo Phật.

* *

19) Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:

“Thắng vạn quân không bằng tự thắng mình”.

“Tự thắng tâm mình là điều cao quí nhứt”.

Thắng được vạn quân, con người tóm thu được quyền lực, danh vọng, tiền tài, của cải vật chất, đủ mọi thứ trên trần đời. Nhưng tâm người đó vẫn sống trong tam giới: dục giới, sắc giới, và vô sắc giới, cho nên vẫn còn phiền não khổ đau, vẫn còn sanh tử luân hồi. Muốn xuất được tam giới gia, chúng ta phải luôn luôn quán sát tâm chính mình: Khi nào tâm tham, tâm sân, tâm si nổi lên liền biết, không theo. Lúc đó chúng ta đã tự thắng mình: tức là tự kềm chế hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của chính mình. Người ta công kích, khích bác, vu khống, phỉ báng, phê phán, mạ lỵ, sỉ nhục, mắng nhiếc, người nào phản ứng nhanh, trả đũa nặng nề thì dễ quá, thường quá. Người nào tự thắng tâm mình, nhẫn nhịn được mà không thấy nhục nhằn, nhịn mà không nhục, tâm trí vẫn an nhiên tự tại, mới đáng kính phục, mới là điều cao quí nhứt.

Muốn làm được như vậy, tức là muốn tự thắng tâm mình, chúng ta cần phải tu tập ba môn học giải thoát, còn gọi là tam vô lậu học, đó là: Giới, Định, Tuệ. Giới là ranh giới, là hàng rào ngăn ngừa chúng ta tạo tội tạo nghiệp. Phật Tử tại gia có 5 giới phải giữ, đó là: sát, đạo, dâm, vọng, tửu. Tức là: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Phật Tử phát tâm xuất gia, trở thành tu sĩ, phải giữ 10 giới, 250 giới, hay 348 giới, tùy theo thời giancông phu tu tập. Nhờ giữ gìn nghiêm ngặt các giới luật, cho nên không tạo tội tạo nghiệp, tâm mới được an nhiên tự tại, trong kinh sách gọi là: tâm thiền định. Khi tâm an định được bao nhiêu, trí tuệ bát nhã phát sanh bấy nhiêu, nhờ đó chúng ta thêm tinh tấn, thấu rõ chánh pháp, tiến nhanh trên con đường giác ngộgiải thoát.

* *

20) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

“Không hạnh phúc nào có thể so sánh với sự yên tĩnh của tâm trí”.

Nghĩa là: Trên thế gian, con người cảm thấy hạnh phúc dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Có người cho rằng: giàu sang quyền thế, nhiều tiền lắm của, danh vọng địa vị, đó là hạnh phúc. Thực sự, những người như vậy vẫn còn khổ đau phiền nãosanh tử luân hồi, vẫn sống với vọng tâm điên đảo, trong tâm trí không thực sự được an lạc. Cho nên, hạnh phúc tối thượng chính là sự yên tĩnh của tâm trí. Tại sao vậy? Bởi vì, sự yên tĩnh của tâm trí có thể giúp đỡ con người đạt được giác ngộgiải thoát.

* *

21) Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:

“Tâm khẩu nhứt như”.

Nghĩa là: “Tâm khẩu không khác”.

Tâm nghĩ sao, miệng nói vậy. Miệng thường nói tốt, tâm nên nghĩ tốt. Như vậy, cuộc sống mới được an lạc. Ngược lại, tâm nghĩ một đàng, miệng nói một nẻo, miệng nói như vậy, tâm không như vậy, nên sách có câu: Miệng thì nói tiếng nam mô. Trong lòng chứa cả một bồ dao găm. Ở trên đời này, đố ai lấy thước để đo lòng người. Trong sách có câu: Tri nhân tri diện bất tri tâm, nghĩa là: biết người chỉ biết mặt, không biết được tâm địa. Cho nên chư Tổ có dạy: Phản quan tự kỷ, nghĩa là: hãy quay lại, quán sát tâm chính mình, để giữ tâm khẩu nhứt như.

* *

22) Trong Kinh Di Giáo, Đức Phật có dạy:

“Chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện”.

Nghĩa là: Khi khắc chế được tâm ý, trụ tâm ở một chỗ, bằng cách tụng kinh, niệm Phật, thiền quán, qua sự hiểu biết chánh pháp, tâm trí bình tĩnh thản nhiên, không còn chuyện gì để cãi vã nữa, để tranh chấp nữa, cho nên không có sự việc gì người tu tập không hiểu biết sáng tỏ, rõ ràng, không biện luận được một cách thôngsuốt. Điều này giải thích rằng: không có vị Phật nào không biết thuyết pháp độ sanh.

* * *

b .- chữ tÂM qua lời d?y của chư tổ:

1) Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy:

“Tâm thông thì thuyết thông”.

Hành giả nào thực tâm tu học, không phân biệt tại gia cư sĩ, hay xuất gia tu sĩ, tâm trí thông suốt, đạt được đến đâu, thuyết giảng thông suốt, đến mức độ đó, lợi íchchúng sanh. Ví như trước có học hành nghiêm túc, chân tu thực học, sau đó mới có thể làm thầy chỉ dạy người khác.

* *

2) Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải có dạy:

“Tâm địa nhược không, tuệ nhựt tự chiếu”.

Nghĩa là: Khi tâm địa, hay tâm thức, hoàn toàn trống rỗng, lặng lẽ, lẵng lặng, thanh tịnh, không còn chứa chấp những vọng tâm, vọng tưởng, vọng thức, vọng niệm nào cả, thì trí tuệ bát nhã tự bừng sáng. Cũng như mây đen tan biến hết, tức là phiền não không còn nữa, tâm thức không tịch, thì mặt trời trí tuệ tự chiếu sáng. Tâm được thanh tịnh thì cảnh vật cũng thanh tịnh, chúng sanh chung quanh cũng được bình yên.

Một căn phòng tăm tối ngàn đời, nhưng chỉ cần bật điện một cái, hay đem vào một ngọn đèn, thì liền sáng tỏ ngay, đâu cần đợi ngàn năm sau nữa, mới chịu sáng lại. Cũng vậy, khi con người chịu mồi ngọn đuốc trí tuệ của mình với ngọn đuốc chánh pháp của chư Phật, chư Tổ, thì ngọn đuốc trí tuệ của mình cũng bừng sáng lên ngay. Giây phút bừng sáng đó, trong thiền tông, gọi là: ngộ đạo.

* * *

3) Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải có dạy:

“Tâm cảnh không dính nhau là: giải thoát”.

Nghĩa là: Chúng ta vẫn thấy, vẫn nghe, vẫn hiểu, vẫn biết tất cả các cảnh trên trần đời, trong kinh điển gọi là: kiến văn giác tri, nếu tâm không dính mắc, thì không phiền não. Không phiền não tức là giải thoát. Thật là hết sức đơn giản! Lý lẽ tuy cao siêu vi diệu, nhưng hết sức thực tế. Bất cứ ai cũng có thể làm được, không cần phải thờ lạy, cúng kiến, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, ngôn ngữ, nghề nghiệp, xuất xứ, học thức, nam nữ, già trẻ, bé lớn, giàu nghèo, sang hèn. Tâm không phan duyên theo cảnh trần là: giải thoát!

* *

4) Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông có dạy:

“Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.

Nghĩa là: Khi nào đối trước cảnh trần, tâm không còn dính mắc, không khởi bất cứ tâm niệm gì, trong kinh sách gọi là: vô tâm vô niệm, tức là không còn khởi tâm tham sân si, thản nhiên trước sự thịnh suy, thăng trầm của đời sống, bình thản trước những lời khen tiếng chê, vượt qua được sóng gió của cuộc đời, tức nhiên tâm sẽ được khinh an, tự tại, đó là: thiền định niết bàn

Con người sống trên đời, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, thường xuyên tiếp xúc với các cảnh trần: hình ảnh, âm thanh, mùi hương, mùi vị, xúc chạm và ký ức. Khi con ngườitiếp xúc với các trần cảnh, mà bị dính mắc, tức là: trong tâm khởi niệm thương hay ghét, khen hay chê, ưa thích hay tức giận, đều gọi là: loạn tâm vọng tâm. Không khởi bất cứ tâm niệm nào cả, gọi là: định tâm, hay: tâm thiền định. Đây chính là cốt tủy, là mục đích cứu kính của đạo Phật vậy.

* *

5) Chư Tổ có dạy:

“Lục căn tiếp xúc lục trần,

không sanh lục thức, là: giải thoát”.

Nghĩa là: Thường ngày, khi sống trong cõi đời này, sáu căn tiếp xúc với sáu trần, mà không sanh tâm dính mắc, không sanh tâm loạn độngtham sân si, trong kinh sách gọi là: lục thức hay lục tặc, thì chúng ta sẽ được tự tại, giải thoát ngay hiện đời. Mắt trông thấy sắc, tai nghe thấy tiếng, mũi ngửi biết mùi, lưỡi nếm biết vị, nhưng mà đừng khởi niệm thương hay ghét, thích hay không thích, nếu như có khởi niệm rồi thì cũng đừng theo. Như vậy chúng ta đâu có gì gọi là phiền não, khổ đau nữa, tức là được giải thoát.

* *

6) Thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất có dạy:

“Tức Tâm thị Phật “,

hay: “Phật tức Tâm, Tâm tức Phật”.

Nghĩa là: Tâm của chúng ta chính là Phật, Phật chính là tâm của chúng ta. Khi chúng ta hành động, nói năng hay suy nghĩ bất thiện, lợi mình hại người, tức là tam nghiệp không thanh tịnh, tâm Phật ẩn mất. Khi chúng ta hành động, nói năng hay suy nghĩ hiền thiện, lợi mình lợi người, tức là tam nghiệp thanh tịnh, tâm Phật hiển hiện. Thực là đơn giản!

Vì không chịu học hiểu giáo lý, biết bao nhiêu người gọi là Phật Tử, tại gia hay xuất gia, tin theo đạo Phật, không khác gì ngoại đạoNgoại đạo nghĩa là: tuy vẫn thờ tượng Phật, tại gia hay là tại chùa, nhưng vẫn thường ngày ngoài tâm cầu đạo, chỉ biết lo chuyện cúng kiến lễ nghi, dâng sớ cầu an, cúng sao giải hạn, cầu khẩn van xin, cầu nguyện khấn vái, đủ thứ mọi điều, nhưng không hiểu không biết Phật ở nơi đâu?

Ngoài tâm không có Phật, cầu Phật ngoài tâm, là nghĩa lý gì? Phật không ở trong chùa, không ở trong các pho tượng, bằng vàng hay bạc, bằng đồng hay cây. Phật không ở trên mây, trên non hay trên núi. Phật không ở dưới suối, dưới sông hay dưới biển. Chúng ta không cần phải đi đến xứ Ấn Độ xa xôi, hay bất cứ nơi đâu, mới thấy được Phật. Phật đang ở ngay trong tâm của chúng ta.

Khi thấy người nào vào chùa, van xin cầu khẩn chư Phật ban cho điều này điều kia, chư Tổ thường dạy: Ngươi cõng Phật đi tìm Phật! Nghĩa là: chư Phật đã bỏ những điều phiền não, chỉ dạy pháp môn tu tập để giải thoát, để thành Phật, chúng takhông chịu tu học, để tự mình thoát ly phiền não khổ đau, trái lại chúng ta van xincầu khẩn những điều phiền não, chẳng hạn như: tiền tài, danh vọng, ước gì được nấy, nhứt bổn triệu lợi, buôn may bán đắt, thi đâu đậu đó, bình yên vô sự, nhà cao cửa rộng, điều cuối cùng là: cầu vãng sanh cực lạc quốc!

Cầu không được, khổ là cái chắc!

Cầu bất đắc, tức khổ không sai!

* *

7) Chư Tổ có dạy:

“Tâm, Phật, chúng sanh, tam vô sai biệt”.

Nghĩa là: Tâm, Phật và chúng sanh, cả ba không khác, không sai biệt. Trong kinh nhựt tụng có câu: Năng lễ sở lễ tánh không tịch, nghĩa là: Phật và chúng sanh tánh thường rỗng lặng. Tâm của người nào không chất chứa bất cứ hình ảnh của chúng sanh trong ba cõi, sáu đường, hoàn toàn trống rỗng, tĩnh lặng, tâm người đó chính là tâm Phật.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:

“Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”, nghĩa là: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật tâm, chính nghĩa như vậy.

* *

8) Chư Tổ có dạy:

Tam nghiệp hằng thanh tịnh.

Đồng Phật vãng tây phương.

Nghĩa là: Khi nào ba nghiệp thân khẩu ý thanh tịnh hoàn toàn, tâm của chúng tađồng với tâm chư Phật ở tây phương. Biết sống với bản tâm thanh tịnh thường hằng, ngay hiện tại, đó là cảnh giới niết bàn an lạc. Nói một cách khác: khi ba nghiệp chưa thanh tịnh, con người sống đau khổ trong tam giới, khi ba nghiệp hằng thanh tịnh, con người sống an lạc trong niết bàn, như khi Đức Phật còn tại thế, chứ không phải đợi sau khi chết mới vãng sanh tây phương.

Mỗi người đều có một kho tàng tâm thức, chứa đầy những hình ảnh âm thanh từ ngày xưa cho đến bây giờ, những chuyện thị phi phải quấy, những định kiến đúng sai, những người thương kẻ ghét, những lời nói dễ nghe khó nghe, do tam nghiệpthân khẩu ý gây ra, cho nên tâm trạng lúc nào cũng bất an, chưa được thanh tịnh, luôn luôn phiền não khổ đau và trầm luân sanh tử. Nếu phát tâm tu tập, chúng taphải cố gắng dọn sạch cái kho tàng tâm thức của mình, mới có thể giác ngộ được chân lý, giải thoát khỏi tam giới khổ đau. Kho tàng tâm thức đã được dọn sạch, trống trơn, trong kinh sách gọi là: Như Lai Tạng.

* *

9) Chư Tổ cũng có dạy:

“Nội cần khắc niệm chi công”.

“Ngoại hoằng bất tranh chi đức”.

Nghĩa là: Bên trong tâm, người tu tập cần khắc chế tạp niệm, tức là không theo các tâm niệm hổn tạp, lăng xăn lộn xộn, đó mới chính thực là: công phu tu tập. Bên ngoài, người tu tập giữ gìn đức độ bằng cách không tranh cãi, nói năng luôn luôn đúng chánh pháp, im lặng cũng luôn luôn đúng chánh pháp.

* *

10) Chư Tổ có dạy:

Tác vô nghĩa sự. Thị cuồng loạn tâm.

Tác hữu nghĩa sự. Thị tỉnh ngộ tâm.

Nghĩa là:

Làm việc vô nghĩa: đem lại phiền não khổ đau, lợi mình hại người. Là tâm cuồng loạn.

Làm việc có nghĩa: đem lại an lạc hạnh phúc, cho mình và cho người. Là tâm tỉnh ngộ.

* * *

Tóm lại, trên cuộc đời này, dù giàu sang hay nghèo khó, dù trí thức hay bình dân, dù nam phụ lão ấu, dù da trắng da đen hay da màu, dù vua chúa hay dân chúng, nói chung, bất cứ người nào cũng có hai thứ bệnh: thân bệnh và tâm bệnh. Đối với thân bệnh, chẳng hạn như đau răng, nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm, đau tim gan tì phế thận, con người cần tới khả năng trị bệnh của các vị thầy thuốc, dù đông y hay tây y. Để phòng ngừa thân bệnh, có những phương pháp tập thể dục, những cách dưỡng sinh khoa học, những chế độ ăn uống thích ứng với từng lứa tuổi, và tình trạng sức khỏe cá nhân.

Còn đối với tâm bệnh, chẳng hạn như tâm tham sân si, tâm ganh tị đố kỵ, tâm hơn thua phải quấy, tâm thành kiến cố chấp, tâm lo âu sợ sệt, tâm loạn động bất an, con người cần phải tìm hiểu chánh phápáp dụng trong đời sống hằng ngày. Ngay đến Đức Phật là bậc toàn giác, trí tuệ sáng ngời, phước báu vô biênvẫn CÓ thân bệnh, nhưng KHÔNG phiền não và khổ đau, tâm trí vẫn an nhiên tự tại, trong mọi hoàn cảnh. Nói một cách khác: Đức Phật không có tâm bệnh. Bất cứ ai sống trên đời này, còn mang thân xác con người, là còn khổ vì thân bệnh, nếu không giác ngộđược chân lý vi diệu nhiệm mầu. Các vị giáo chủ của các tôn giáo cũng có thân bệnh và rồi cũng chết như mọi người mà thôi.

Khi đứng trong một căn phòng, cầm đèn rọi ra bên ngoài, thì mình sẽ thấy rõ, biết rõ cảnh vật bên ngoài, còn bên trong căn phòng thì tối thui. Ngược lại, khi xoay ngọn đèn vào bên trong căn phòng, dĩ nhiên căn phòng sáng tỏ, một cách rõ ràng, con người có thể thấy mọi thứ đồ đạc và đi đứng không bị vấp ngã. Cũng vậy, khi phóng tâm quán sát bên ngoài, con người có thể phê phán người này đúng, người kia sai, chuyện này phải, chuyện kia quấy.

Con người có thể biết chuyện khắp năm châu bốn biển, chuyện thời sự khắp thế giới, chuyện văn chương kim cổ đông tây, muôn sự mọi việc bên ngoài đều biết rõ ràng rành mạchTrái lại, chuyện bên trong tâm trí của chính mình thì mù tịt, chẳng biết tí gì cả! Mình thực sự là ai, chẳng biết! Mình thực sự đang muốn gì, chẳng biết! Mình thực sự đang làm thiện hay bất thiện, chẳng biết! Mình thực sự đang nghĩ thiện hay bất thiện, chẳng biết! Mình thực sự sống trên đời để làm gì, chẳng biết! Mình sau này sẽ đi về đâu, nếu vẫn cứ tạo tội tạo nghiệp hằng ngày, chẳng biết! Chuyện gì thuộc về bên trong, thuộc về nội tâm, chúng ta cũng đều chẳng biết! Cái tâm ý điên đảo đảo điên, cái vọng tưởng lăng xăng lộn xộn, tạo tội tạo nghiệp này, là nguyên nhân chính dẫn chúng ta vào vòng sanh tử luân hồi.

Làm sao hàng phục và an trụ được cái tâm ý này chính là trọng tâm của đạo Phật. Điều quan trọng trong đạo Phật chính là:

Tâm trí có dính mắc hay không dính mắc cảnh trần.
Nếu tâm dính mắc, gọi là: tâm phan duyên, tâm loạn động.
Nếu tâm không dính mắc, chính là: bản tâm thanh tịnh vậy.

Post Comment