MỤC LỤC

\r\n
\r\n
\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

\r\n

QUYỂN MỘT\r\n01\r\n01. Đi để mà đi\r\n02. Nghệ thuật chăn trâu\r\n03. Mớ cỏ Kusa.\r\n04. Chim thiên nga trúng tên.\r\n05. Bát sữa cứu mạng 09\r\n41. Ai có thấy mẹ tôi ở đâu không ?\r\n42. Không hiểu biết thì không thể yêu thương\r\n43.Máu ai cũng đỏ, nước mắt ai cũng mặn\r\n44. Tứ đại tan rã rồi tứ đại lại kết hợp\r\n45. Cánh cửa phương tiện
02\r\n06. Bóng mát cây hồng táo\r\n07. Giải thưởng voi trắng\r\n08. Chuỗi ngọc\r\n09. Con đường tâm linhcon đường xã hội\r\n10. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài 10\r\n46. Nắm lá Simsapa\r\n47. Cứ theo Chánh pháphành trì\r\n48. Rơm phủ lên bùn\r\n49. Con hãy học hạnh của đất\r\n50. Một vóc cám rang
03\r\n11. Tiếng sáo canh khuya\r\n12. Con ngựa Kanthaka\r\n13. Đạo tràng đầu tiên\r\n14. Vượt sông Hằng\r\n15. Khổ hạnh lắm 11\r\n51. Kho tàng của cái thấy\r\n52. Phước điền y\r\n53. An trú trong hiện tại\r\n54. Thản nhiên trước cuộc thịnh suy\r\n55. Ánh mai vừa tỏ rạng
04\r\n16. Thì ra lệnh bà Yasodhara giả ngủ\r\n17. Chiếc lá pippala\r\n18. Sao mai đã mọc\r\n19. Trái quít của chánh niệm\r\n20. Nai ngọc QUYỂN BA\r\n12\r\n56. Trùng sinh ân nặng\r\n57. Chiếc bè đưa người\r\n58. Con gái đắt giá hơn con trai\r\n59. Nhảy cao mấy cũng rơi vào lại trong lưới\r\n60. Ngày nào tóc cũng ướt
05\r\n21. Hồ sen\r\n22. Chuyển pháp luân kinh\r\n23. Những giọt nước cam lộ\r\n24. Hãy đi như những con người tự do\r\n25. Đỉnh cao của nghệ thuật 13\r\n61. Tiếng gầm sư tử lớn\r\n62. Đừng vội tin cũng đừng vội bài bác\r\n63. Đường về biển cả\r\n64. Vòng sinh tử không có bắt đầu\r\n65. Không có cũng không không
\r\n06\r\n26. Nước cũng đi lên như lửa\r\n27. Vạn pháp đang bốc cháy\r\n28. Rừng Kè\r\n29. Muôn vật từ duyên mà sinh lại từ duyên mà diệt 1466. Bốn núi bao quanh\r\n67. Nước biển chỉ có một vị mặn\r\n68. Ba cánh cửa nhiệm mầu\r\n69. Chim cút và chim ưng\r\n70. Bụt từ đâu tới và sẽ đi về đâu
QUYỂN HAI\r\n07\r\n30. Venuvana\r\n31. Sang Xuân ta sẽ về\r\n32. Ngón tay chỉ mặt trăng\r\n33. Cái đẹp không tàn hoại\r\n34. Mùa xuân đoàn tụ\r\n35. Ra nhìn tia nắng sớm 15\r\n71. Nghệ thuật lên giây đàn\r\n72. Chống đối im lặng\r\n73. Những vắt cơm dấu trong mái tóc\r\n74. Tiếng rú của những con voi chúa\r\n75. Những giọt nước mắt vui sướng của Sudatta
08\r\n36. Những bông sen duyên kiếp\r\n37. Một niềm tin mới\r\n38. Ôi ! Hạnh phúc\r\n39. Ba lần thức dậy trời vẫn chưa sáng\r\n40. Bao nhiêu tấc đất bấy nhiêu tấc vàng 16\r\n76. Hoa trái của ngày hôm qua\r\n77. Sinh tửhoa đốm giữa hư không\r\n78. Hai ngàn chiếc áo vàng trên núi Thứu\r\n79. Nấm chiên đàn\r\n80. Hãy tinh tiến lên để đạt giải thoát\r\n81. Đường xưa mây trắng

\r\nBản đối chiếu Pali, Phạn, Hán Việt\r\nLời tác giả\r\n\r\n

Tác giả kể chuyện xoay quanh việc viết\r\ntác phẩm “Đường xưa mây trắng”\r\n\r\n\r\n
\r\n
blankNăm đầu khi mở cửa Làng Mai vào mùa hè, tôi thường hay cư trú trên phòng của cư xá Hồ Đào gần với cây Tilleul. Ở dưới có quán sách và ở trên là phòng tôi ở. Vào năm đầu và năm thứ hai chúng ta có ít phòng lắm nên tôi đã ngủ chung với mấy thiếu nhi. Bốn năm đứa trẻ ngủ chung với tôi và ban đêm các cháu đã nằm lăn ra khắp nơi. Bài hát “Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời…” tôi có chủ ý làm cho thiếu nhi hát. Tôi nghĩ là thiếu nhi phải hát chứ tụng thì chưa đủ. Hôm đó tôi ngồi thiền buổi chiều trong thiền đườngYên Tử. Trước mặt tôi có một tảng đá vì các bức tường của thiền đường Yên Tử đều được xây toàn bằng đá. Đang ngồi thiền thì thấy tự nhiên những nốt nhạc của bài “Con về nương tựa Bụt” đi ra. “Con về nương tựa Bụt, Namo Buddhaya”. Sau đó tôi sửa lại “Con về nương tựa Bụt, người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời” rồi mới tới “namo Buddhaya”. 

\r\n

Tôi tự nghĩ: “Mình đang ngồi thiền chứ đâu phải đang sáng tác nhạc. Thôi để ngồi thiền xong rồi sẽ sáng tác tiếp.” Nhưng ngồi một lát nữa thì những nốt nhạc lại trở về. Tôi nghĩ: “Thôi, nếu đã như vậy thì mình sáng tác ngay lúc này.” Và trong khi ngồi thiền tôi tiếp tục sáng tác bài “Con về nương tựa Bụt”. Ngồi thiền xong thì tôi ra thâu bài hát vào băng nhựa vì sợ quên. Trongthời gian thiền sư Baker Roshi tới thăm Làng Mai, tôi đã khởi thảo tập sách Thiền Hành Yếu Chỉ . Rất nhiều người muốn có một tập sách hướng dẫn về thiền đi. Sau đó thì những bài thi kệ nhật dụng bằng tiếng Việt được sáng tác. Tôi còn nhớ là hồi đó tôi viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh.\r\n\r\nTay phải tôi viết còn tay trái thì đưa ra hơ trên lò sưởi. Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiềuhạnh phúc. Thỉnh thoảng tôi đứng dậy pha trà để uống. Mỗi ngày viết mấy giờ cũng như được ngồi uống trà với đức Thế Tôn. Và tôi biết trước người đọc sẽ rất có hạnh phúc vì khi viết, mình cũng đang có rất nhiều hạnh phúc. Viết Đường Xưa Mây Trắng không phải là một lao động mệt nhọc mà là cả một niềm vui lớn. Đó là một quá trình khám phá. Có những đoạn tôi cho là khó viết, như đoạn Bụt độ ba anh em ông Ca Diếp. Tài liệu thường nói là Bụt độ ba anh em đó nhờ thần thông của Ngài nhưng khi viết thì tôi đã không để cho Bụt dùng thần thông mà cứ để Bụt sử dụng từ bitrí tuệ của Ngài để độ ba ông ấy. Bụt có rất nhiều trí tuệ, rất nhiều từ bi, tại sao Bụt không dùng mà lại phải dùng thần thông? Và tôi có một niềm tin rất vững chãi là mình sẽ viết được chương đó.\r\n\r\nChương này là một trong những chương khó nhất của Đường Xưa Mây Trắng nhưng cuối cùng tôi đã thành công. Cái chương khó thứ hai là chương nói về cuộc trở về của Bụt để thăm gia đình. Mình đã thành Phật rồi, mình đã thành bậc toàn giác rồi, nhưng về thăm gia đình mình vẫn còn là một đứa con của cha, của mẹ, vẫn là một người anh của em. Viết như thế nào để Bụt vẫn còn giữ lại được tính người của Ngài. Cũng nhờ niềm tin đó mà tôi thành công. Quý vị đọc lại, sẽ thấy Bụt về thăm nhà rấttự nhiên. Cách Ngài nắm tay vua cha đi từ ngoài vào, cách Ngài đối xử với em gái, cách Ngài đối xử với Yasodhara và Rahula, rất tự nhiên. Tôi có cảm tưởng là có chư tổ gia hộ nên tôi mới viết như vậy được.\r\n\r\nTrong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm củatác giả, giúp cho người ta khám phá lại Bụt như một con người và lột ra hết các vòng hào quang thần dị người ta đã choàng lên cho Bụt. Không thấy Bụt như một con người thì người ta sẽ tới với Bụt rất khó.

\r\n

\r\n

“Bởi Thư Viện Hoa Sen”

Post Comment